1. Khi cái tôi phê phán và cái tâm nhận sai, thì đó là thềm thăng hoa của nhân cách.
2. Buồn phiền giống như một con rắn độc ngủ trong tâm hồn của con người, vừa động đến, lập tức nó liền cắn người.
3. Trong cõi lòng nên gieo nhiều hạt giống thiện, nhiều hơn một hạt thì cũng có thể giảm thiểu một cây cỏ tạp.
4. Có thể trả bằng tâm hồn yêu thương, đó là phúc; có thể loại trừ buồn phiền, đó là huệ.
5. Có người thắp đèn tìm ánh sáng, nhưng thực ra, ánh sáng thật thì ở trong tâm hồn của chúng ta.
6. Đèn trước Phật không cần phải hết lòng thắp lên, nhưng cần thắp lên nhanh chóng chính là đèn trong tâm hồn chúng ta.
7. Tâm địa của con người giống như một mẫu đất, nếu không gieo xuống hạt giống tốt, thì cũng sẽ không có quả tốt.
8. Luôn luôn có tâm tốt, thì luôn luôn có ngày tốt.
9. Nên dùng tâm, không nên nhọc lòng lo nghĩ buồn phiền.
10. Biết thỏa mãn, cám ơn, thì tấm lòng thoải mái sẽ đến.
11. Trong lòng luôn luôn giữ nguyên ý niệm chân chính, thì bất kỳ thời gian hay ở phương vị nào, cũng đều là may mắn.
12. Bệnh trên thân thể hoàn toàn không đáng sợ, nhưng đáng sợ chính là bệnh trong tâm hồn.
13. Tâm bị lạc thì sẽ khổ, tâm giác ngộ thì tự tại.
14. Tâm thiện là thiên đàng, tâm ác là hỏa ngục.
15. Thưởng thức người khác chính là bản thân đứng đắn: cố gắng lên.
16. Quan niệm của con người không chính thì không thể có nghiệp chính. Quan niệm nếu sai lệch thì việc làm cũng sẽ sai lầm.
17. Có một số người luôn luôn buồn bực vì lời nói vô tâm của người khác, nhưng họ vẫn tiếp nhận.
18. Hơn một lần tha thứ cho người thì tạo thêm một cái phúc. Đem số lượng tha thứ phóng lớn thì phúc lớn.
19. Tự tạo ruộng phúc thì tự được phúc duyên.
20. Nổi nóng thì mồm miệng không tốt, tâm địa tuy tốt thì cũng không thể tự coi là người tốt.
21. Thông cảm với người, chính là đối xử tốt với chính mình.
22. Biết phân biệt chuyện quá khứ, là có cuộc sống chính xác.
23. Hối hận là thinh lặng, thinh lặng thì có thể dẹp bỏ buồn phiền.
24. Nên tha thứ cho một người vô tâm làm tổn thương người khác, nhưng không thể làm một người bị người khác tùy tiện làm tổn thương.
25. Thần chính là tinh thần, thông chính là chuyên tâm; chuyên tâm, thần sẽ thông, đó chính là thần thông.
26. Này con, con đã hiểu chuyện đời thì nên nhớ làm việc thiện và thực hành hiếu thảo, không nên chần chừ chờ đợi nhé.
27. Chỉ có người biết tôn trọng mình, mới có thể dũng cảm thu nhỏ mình.
28. Dù cho người đạt tới viên mãn của khôn ngoan, thì khiêm tốn càng phải hàm súc như hạt lúa vậy: hạt lúa càng tròn trịa đầy sữa thì càng rũ xuống thấp.
29. Tranh chấp, chỉ có thể vì “việc thiện mà tranh chấp”, và “vì thời gian mà tranh chấp.”
30. Không tranh chấp với người thì mới có thể nhìn rõ sự việc; trên cõi đời này, hoàn toàn không có một người chiến thắng chân chính.
31. Người ta thường nói: phải có một khẩu khí khi tranh chấp, nhưng thực ra, người có công phu chân chính thì đem khẩu khí này dằn xuống bụng.
32. Con người do tự giác ngộ mà trưởng thành, con người do tự mãn mà trụy lạc.
33. Tha thứ người khác là một đức tính đẹp, tha thứ cho mình là tổn đức.
34. Dũng cảm gánh vác là một phần sức mạnh làm cảm động lòng người, nhưng dũng cảm gánh chịu sai lầm là một loại phẩm cách cao thượng.
35. Chuẩn bị ba loại: lòng tin, nghị lực, dũng khí, thì trong trời đất này không có việc gì làm mà không hoàn thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét về bài viết