Hãy cho mọi người thứ gì đó miễn phí và họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm phải đền đáp lại bằng điều gì đó tương xứng |
Một ngày nọ, con gái của tôi,
Sophia, thổ lộ rằng con bé muốn mở một quầy bán nước chanh. Vì bản thân
tôi không thực sự thích thú gì cho lắm việc phải dành một phần thời gian
nghỉ ngơi quý báu vào cuối tuần để đi bán nước chanh, tôi đã cố gắng
nói chuyện với con bé để giúp nó hiểu rằng nó sẽ phải mất rất nhiều công
sức vào việc pha chế nước chanh, mua ly tách, và hàng đống những thứ
tương tự phải làm khi muốn bắt đầu mở quầy hàng.
Mặc kệ tôi ra sức thuyết phục, Sophia vẫn không chịu thay đổi quyết định. Con bé đã quyết định nhúng tay vào việc kinh doanh và không gì có thể cản nổi nó.
Vì vậy, tôi đành chịu thua và chấp nhận
sẽ trở thành người tài trợ vốn cho việc khởi nghiệp của Sohpia. Tôi
quyết định rằng ít nhất thì đây cũng là một cơ hội tốt để dạy con bé về
việc tính toán tiền bạc, những nguyên tắc kinh doanh căn bản nhất và một
số thứ tương tự.
Chúng tôi ngồi xuống với một cuốn sổ và bắt đầu viết một kế hoạch kinh doanh nho nhỏ.
Không mất nhiều thời gian để Sophia bắt
đầu trở nên hoàn toàn mất kiến nhẫn với những nỗ lực của tôi trong việc
làm cho con bé hiểu về cấu trúc giá và ROI. Con bé nhìn tôi và nói:
“Nhưng bố ơi, con chỉ muốn làm
nước chanh rồi đem cho người khác uống thôi. Hàng xóm của chúng ta rất
tốt bụng, con chỉ muốn làm ít nước chanh cho họ uống thôi.”
Chà! Bạn nói được gì về điều này nhỉ?
Con bé đã hạ gục tôi bằng cách “lật ngược tình thế” hoàn toàn nằm ngoài
sức tưởng tượng của tôi.
Đột nhiên, quầy nước chanh giờ đây lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Sau đó chúng tôi đành dẹp bỏ kế hoạch kinh doanh. Sophia thiết kế bảng hiệu và vợ tôi giúp con bé pha một bình lớn nước chanh.
Ngay lúc chúng tôi chuẩn bị mở cửa quầy
hàng, Sophia chạy vụt ra từ hiên sau nhà với một nhánh bạc hà mà con bé
đã cắt từ một cái chậu cây.
“Chúng ta có thể bỏ bạc hà vào nước
chanh không?” con bé hỏi “Con muốn làm cho nước chanh của mình có thêm
hương vị thật đặc biệt”
Trong vòng vài phút, một trong số những
hàng xóm của chúng tôi đã nghe về câu chuyện kinh doanh thú vị của
Sophia, đến với 50 xu để mua một ly nước chanh. 50 xu gấp đôi giá mà ban
đầu con gái tôi định bán.
“Nhưng nước chanh miễn phí mà cô!” Sophia nói với cô ấy.
Cô ấy đáp “Không sao mà. Cô chỉ muốn trả tiền cho nước chanh của cháu thôi”
Không biết nên làm gì với số tiền đó, Sophia bỏ nó vào chiếc cốc và để chiếc cốc lên bàn (nơi mà mọi người đều có thể thấy)
Sau đó không lâu, có thêm nhiều hàng xóm
của chúng tôi đến, mỗi người mang cho con bé ít nhất là 50 xu. Khi một
chiếc xe chạy vụt qua, con bé nhảy lên nhảy xuống và la toáng lên “nước
chanh miễn phí đây” hy vọng họ sẽ dừng xe.
Hầu hết không chiếc xe nào dừng lại.
Nhưng, có một lần, một chiếc xe dừng lại thật và tài xế đưa cho con bé 3
đôla để mua một ly nước chanh – gấp 1,100% so với cái giá 25 xu mà tôi –
bố con bé – đã định ban đầu.
Cuối ngày hôm đó, Sophia đã thu được một khoản tiền “khổng lồ” 8 đôla với quầy nước chanh “miễn phí” của mình.
Khi mọi thứ đã hoàn tất, tôi nhận ra
rằng mặc dù những bài học kinh doanh ban đầu của tôi đã không giúp ích
được gì cho Sophia, tôi lại học được rất nhiều kinh nghiệm marketing từ
quầy nước chanh của con bé.
Ở đây có 9 mẹo vặt rút ra từ việc kinh doanh quầy nước chanh mà bạn có thể áp dụng cho việc kinh doanh của mình:
1. Hãy cho mọi người thứ gì đó miễn phí và họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm phải đền đáp lại bằng điều gì đó tương xứng
Khi bạn giúp ai đó, nó tạo ra một mong
ước tự nhiên đó là đền ơn. Với một người thiết kế website, đó là cung
cấp những mẹo vặt hữu dụng đối với blog, tham gia vào những forum để
cung cấp lời khuyên và giúp những ai không phải thiết kế chuyên nghiệp,
chia sẻ ý tưởng trên Twitter. Nếu làm vậy, bạn không chỉ là đang xây
dựng lòng tin, mà cũng là đang phát triển các mối quan hệ với những
khách hàng tiềm năng.
2. Cho các khách hàng tiềm năng có cơ hội nếm trải những sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp
Cung cấp những hình ảnh và mẫu miễn phí
và những phiên bản “chuyên nghiệp” để nâng cấp dễ dàng. Cung cấp những
kho đồ họa miễn phí trong đó chứa đựng những cách nhận diện tiềm năng
hay những gói thương hiệu trong khi mô tả sự sáng tạo của công ty bạn.
Chỉ cần đảm bảo là hãy làm chúng với khả năng tốt nhất có thể. Khi người
dùng cảm thấy hứng thú/thích thú với các sản phẩm cơ bản đơn giản ban
đầu, họ sẽ dễ dàng chấp nhận việc nâng cấp hơn.
3. Hãy tạo thêm giá trị, tạo nên sự đặc biệt riêng
Đừng chỉ bán nước chanh mà hãy cho thêm
một nhánh bạc hà. Hãy làm cho tất cả những gì bạn làm trở nên “thực sự
đặc biệt” và khách hàng sẽ ghi nhận điều này. Không chỉ họ sẽ quay lại
mua thêm, mà họ còn nói với bạn bè của họ.
4. Đừng ngại ngần giới thiệu công việc kinh doanh của bạn với “hàng xóm” (mạng lưới)!
Một trong những điều con gái tôi làm đầu
tiên khi con bé mở quầy hàng của mình là chạy đến các nhà hàng xóm lân
cận và báo cho họ biết. Sau khi ông bạn hàng xóm của tôi mua nước chanh
của Sophia, anh ấy đã kể với 2 người hàng xóm khác về quầy hàng nước
chanh, cả hai đều đã đến với những khoản tiền “đóng góp” nho nhỏ. Đừng
ngại ngần nói với bạn bè hay đồng nghiệp của bạn về những công việc kinh
doanh cũng như những sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn sẽ không bao
giờ có thể ngờ được, rằng họ có thể nói với một khách hàng nào đó rất
lớn cho bạn sau đó.
5. Hãy làm những gì mà bạn cần làm để được chú ý/thấy.
Không chỉ là treo một cái bảng hiệu lên,
việc quảng cáo của con gái tôi bao gồm cả việc nhảy tưng tưng và la lên
“nước chanh miễn phí” mỗi khi có chiếc xe hơi nào băng qua. Mặc dù đôi
khi có vẻ là rất thái quá/ngớ ngẩn, nó đã có tác dụng. Bạn đã “la hét”
thế nào cho công việc kinh doanh của mình?
6. Hãy kiên trì
Mặc dù hầu hết mọi chiếc xe hơi chạy
ngang đều không dừng lại, con gái tôi cũng không nản lòng. Cuối cùng,
sau nhiều nỗ lực tưởng như vô ích, một trong số đó đã ngừng lại – và
giúp con bé tăng gấp đôi thu nhập của ngày hôm đó.
7. Hãy xây dựng sự đề phòng
Khách hàng đầu tiên của Sophia biết về
kế hoạch của con bé và đã có mặt ngay khi cửa hàng mở cửa. Đừng chỉ tung
trang web của bạn ra thị trường, hãy báo trước cho mọi người biết là nó
đang đến. Hãy để lại những gợi ý, cho họ xem những tấm chụp màn hình,
hãy làm cho họ trông đợi ngày bạn ra mắt website.
8. Hãy tìm kiếm những đối tác tốt
Đứa em trai của Sophia không ngừng uống
nước chanh – đó lại không phải là đối tác tốt nhất. Tuy nhiên, bạn của
con bé đã đến và cùng với con bé nhảy nhót la hét thu hút sự chú ý của
các tài xế đi ngang, nhằm gấp đôi nỗ lực quảng cáo của chúng.
9. Hãy nhân rộng sự nổi tiếng của mình
Một khi chiếc cốc của con gái tôi bắt
đầu được đổ đầy bởi những đồng xu, mọi người có vẻ thích “cống hiến”
hơn. Đừng ngại quảng cáo sự nổi tiếng của bạn. Hãy cho đặt những bộ đếm
số lần tải phần mềm, đặt những bộ đếm các lời bình luận và những con số
đăng ký ở một nơi nổi bật dễ thấy. Hãy đảm bảo rằng những thông số thống
kê này đủ cao để làm bảo đảm cho sự khoe khoang “nho nhỏ” của bạn.