Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Nếu một ngày, bạn cảm thấy buồn...

Đôi khi, niềm vui của người này lại là nỗi buồn của người kia. Vậy thì hãy nghĩ theo cách nghĩ của người khác – hãy hướng mình tới những suy nghĩ tích cực hơn nào!
Nếu bạn cảm thấy buồn, hãy chạy vào một căn phòng nào đấy, đóng chặt cửa lại và hét thật to. Hãy để nỗi buồn được tỏa ra bên ngoài, hãy nhốt chặt nó lại bằng bất cứ cách nào có thể. Cất giấu nó ở một nơi khác, ngoài tâm trí bạn cũng là cách hay đấy!
Nếu bạn cảm thấy buồn, hơn bao giờ hết, hãy ăn, ăn thật nhiều, hãy uống, uống thật nhiều. Hãy làm bất kì những điều gì bạn thích, miễn sao, sẽ ổn cho “cái đầu” của bạn! Vì cuộc sống này có nhiều niềm vui, hơn là cách bạn chọn cứ suy nghĩ mãi về nỗi buồn ấy.
Nếu bạn cảm thấy buồn, hãy để gió giúp bạn thổi bay nó đi bằng việc phóng xe đạp thật nhanh trên con đường vắng. Nỗi buồn tự dưng đến với bạn thì bạn cũng có quyền đuổi nó đi. Ngược lại, bạn cũng có thể đi thật chậm, để trí óc bạn thả lỏng nhất có thể. Tĩnh tâm, bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp làm sao.
Nếu bạn cảm thấy buồn, hãy khóc thật to. Nước mắt sẽ giúp bạn gột rửa mọi ưu phiền đem lại cho bạn cảm giác thoải mãi hơn. Khóc không phải yếu đuối mà khóc giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu có thể, hãy khóc cạn nước mắt, hãy để nỗi buồn lẫn vào đấy mà trôi đi mất.
Không có bất kì biện pháp, hay liều thuốc hay ho nào có thể làm tan biến nỗi buồn. Hơn bao giờ hết, chỉ có bạn mới là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chính mình vui hơn. Lao vào cuộc sống và quên đi mọi thứ có thể sẽ giúp bạn ổn hơn đấy!

Từ xưa đến nay, làm gì có ai định nghĩa về nỗi buồn đâu? Và cũng làm gì có ai đưa ra một ranh giới nào cụ thể của nỗi buồn đâu? Chỉ có bạn mới là người nghĩ nó là nỗi buồn đấy chứ! Đôi khi, niềm vui của người này lại là nỗi buồn của người kia. Vậy thì hãy nghĩ theo cách nghĩ của người khác – hãy hướng mình tới những suy nghĩ tích cực hơn nào!
Có những nỗi buồn đã trở thành chuyện của quá khứ, thì hãy cứ để quá khứ được ngủ yên, đừng đánh thức nó dậy. Quá khứ - Hiện tại – Tương lai làm nên giá trị của một con người nhưng không phải vì thế mà bạn cứ buộc chặt mình tại một điểm nào đấy của “đồ thị cuộc sống”, con người sống là phải hướng tới tương lai mà.
Và còn một điều nữa, tôi vẫn chưa nói với bạn là: Khi bạn cảm thấy buồn, hãy đến bên tôi, có thể tôi sẽ không thể giúp bạn cảm thấy vui lên ngay lập tức. Nhưng tôi tin, khi nỗi buồn được sẻ chia sẽ giúp bạn vơi đi một phần nào đấy! Tôi hứa, sẽ đến bên bạn bất cứ khi nào bạn cần, sẽ xoa dịu bạn bằng bất cứ cách nào có thể trong phạm vi của tôi.
Đừng quên gọi cho tôi, khi cần, bạn nhé! Nào mỉm cười lên và đón nhận cuộc sống rực rỡ sắc màu nào!

Mẹ phải làm gương cho con!

Đó là một ngày khó quên nhất trong đời bà.
Buổi sáng tinh mơ đi lĩnh tiền trợ cấp khó khăn ấy, tiết trời cực kỳ trong lành, cả nhà vừa tờ mờ đã thức dậy, ăn cơm sáng xong, bà và con trai thay bộ quần áo tốt nhất, trong tiếng dặn dò “Trên đường cẩn thận” của chồng, ra khỏi cửa nhà, đi đến Cục Dân chính.
Trong phòng họp của Cục Dân chính đã ngồi kín người, có những cư dân như bà đi lĩnh trợ cấp khó khăn, có cả rất nhiều phóng viên báo chí đến phản ánh việc này.
Bà và mấy chục người đứng thành một hàng, nhận tiền trợ cấp khó khăn từ trong tay lãnh đạo, những ống kính to to nhỏ nhỏ nhằm thẳng về phía họ, ánh đèn láp nhấp nhoáng hết đợt nọ đến đợt kia. Đứng trước tình cảnh như vậy, trong lòng bà có một dư vị gì đó không thể nói rõ ra được, bà bất giác cúi thấp đầu, rất muốn mau chóng trốn ra khỏi. Trái lại, các phóng viên nhà báo lại yêu cầu họ giơ xấp tiền trong tay họ lên một lần nữa, tiếp đến là một đợt ánh đèn láp lóe lên…
Bà bỗng nhiên nhớ lại tình cảnh đã xuất hiện trước đây – cũng là vô số ống kính nhắm vào bà, cũng là những đợt ánh đèn lóe lên không mở to mắt được, nhưng hồi đó lưng bà còn thẳng đứng, trên mặt nở nụ cười tươi rói, trên tay là bằng chứng nhận Lao động gương mẫu đỏ chót…
Dắt tay con trai ra khỏi cổng, nước mắt bà không kìm được cứ trào ra. Trong nước mắt bà, vừa có vị chua cay, vừa có vị xấu hổ, càng nhiều hơn là có vị bi ai của số phận mình.
Mười tám tuổi bà đã tham gia công tác, hai mươi tám tuổi là Lao động gương mẫu toàn thành phố, ba mươi lăm tuổi vì nhà máy đổ bể nên buộc phải nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc, bà và chồng mở một cửa hàng siêu thị. Một ngày sau khi siêu thị khai trương được bốn tháng, bà cùng chồng đi nhập hàng, không may bị tai nạn xe cộ trên đường, từ đó chồng chỉ có thể ngồi trên xe lăn, bà bị què một chân. Sau cơn thập tử nhất sinh ấy, gia cảnh họ sa sút ghê gớm, cả nhà ba miệng ăn chỉ có thể dựa vào tiền bảo hiểm rất thấp của thành phố mà sống.
Tiền bảo hiểm thấp mỗi tháng chỉ có 300 đồng, ba bữa ăn của cả nhà ba miệng ăn ở cả trong đó, tiền nước tiền điện tiền ga ở cả trong đó, tiền bồi dưỡng của chồng ở cả trong đó, tiền sách vở của con trai ở cả trong đó…Cuộc sống gian nan làm cho bà nghẹt thở. Nhìn chồng không thể động đậy, nhìn con trai mới mười tuổi, bà thậm chí đã từng nghĩ mua phắt một gói thuốc chuột, khi nấu cơm trộn vào trong gạo…
Khi bà tuyệt vọng nhất, nhân viên công tác trong Ban đại diện dân phố thông báo cho bà một tin tốt lành: Đã liệt kê gia đình nhà bà vào đợt đầu những gia đình được trợ cấp khó khăn của thành phố, bắt đầu từ tháng sau, mỗi tháng nhà bà được lĩnh thêm 300 đồng ngoài số tiền bảo hiểm thấp.
Đi trên đường phố, bà khẽ khàng lau những giọt nước mắt trên khóe mắt. Con trai kéo tay bà nũng nịu: “Mẹ! Hôm nay chúng ta có tiền rồi, mẹ cho con ăn thịt kho được không?”. Bà nhìn gương mặt bé nhỏ của con, trong lòng thấy chua chát khó nói ra: Tuy nói mình mỗi tuần đã bớt ra ít tiền mua ít thịt cải thiện bữa ăn cho con, nhưng con đang tuổi ăn tuổi lớn, một ít thịt đó với con mà nói có thấm tháp vào đâu?
Bà dắt con vào chợ, vừa đi vừa tính toán sử dụng hợp lý số tiền 300 đồng trong tay. Đứng trước quầy thịt, bà chỉ vào miếng thịt rẻ nhất, nói với chủ quầy: “Mua một cân này!”.
Con trai không chịu: “Mẹ ơi! Ít quá!”.
Bà cắn răng nói: “Vậy thì mua một cân rưỡi!” Sau đó, bà cúi thấp đầu dỗ dành con trai: “Lát nữa mẹ lại mua thêm khoai tây, ninh với thịt thành một xoong, cho thêm hành hoa vào, sẽ thơm ngon lắm đấy!”.
Xách thịt trên đường về nhà, con trai vẫn không vừa lòng: “Mẹ! Mẹ mua thêm ít nữa đi, nấu một xoong to, cả nhà ăn một bữa kha khá!”.
Bà cười: “Tháng này tiêu hết sạch tiền, tháng sau không ăn cơm nữa ư?”.
Con trai ngửng cao đầu nói: “Tháng sau chẳng vẫn phát tiền cho chúng ta hay sao? Tháng này tiêu hết, tháng sau mẹ lại đi lĩnh mà!”.
Câu nói đó của con trai làm cho bà cảm thấy sốc chưa từng có, phảng phất như có một sợi dây thắt chặt trái tim bà, chặt đến mức không thể nói thành lời. Bà không ngờ con trai lại nghĩ như vậy - Chỉ vì có khó khăn này nọ, là có thể không cần lao động, không cần phấn đấu, là có thể an tâm đắc ý dựa vào sự giúp đỡ của người khác! Lẽ nào, sau này con trai sẽ phải cậy nhờ vào bảo hiểm thấp, dựa vào tiền trợ cấp khó khăn mà sống suốt đời ư?
Buổi tối hôm ấy, nhìn những đồng tiền mới tinh nằm trên bàn, bà suốt đêm không chợp mắt được, câu mà con trai nói ban ngày cứ vang vọng bên tai bà hết lần này đến lần khác. Bà nói với mình: Tôi biết lao động, cũng có thể lao động, đã từng giành được những danh hiệu vinh dự có liên quan với lao động, lẽ nào bây giờ què một chân thì có thể không lao động ư? Tôi còn có hai cánh tay lành lặn khỏe mạnh, cần phải dựa vào bàn tay của mình mà nuôi sống cả gia đình, nuôi sống con trai! Tôi không thể để cho con trai sau này dựa vào lĩnh tiền trợ cấp mà sống…
Một tuần lễ sau, tại một góc chợ, bà dựng lên một chõng bán bánh chẻo và vằn thắn. Bánh chẻo và vằn thắn của bà vỏ mỏng, nhân nhiều, hơn nữa tuyệt đối tươi mới và bảo đảm vệ sinh.
Một năm sau, bà mở một quán ăn sáng, nhưng trong quán chỉ có thể để ba cái bàn vuông nhỏ. Hàng ngày cứ hai giờ sáng bà đã thức dậy, những người vội đi làm ca sáng bốn mùa trong năm đều có thể kịp ăn uống ở cái quán ăn sáng của bà.
Ba năm sau, bà đã có một cái quán xếp được bảy cái bàn ăn.
Và sau đó, quán ăn của bà mở trên đại lộ phồn hoa, mặt tiền đường hoàng, có thể nhận đặt những bữa tiệc lớn đủ kiểu…
Hiện nay, những dịp lễ tết, bà có thể cùng những thành viên Ban đại diện dân phố đi thăm hỏi những hộ bảo hiểm thấp, tặng tiền tặng gạo tặng dầu… cho họ. Ngoài những lời an ủi và động viên chăm sóc, so với người khác, bà còn hay hỏi thêm một câu: “Trong quán của tôi có chỗ làm việc, anh chị có muốn đến làm không?”.
Đương nhiên, con trai bà đã lớn lên thành một chàng trai, khỏe mạnh cường tráng, giống như những đứa bé khác cùng lứa tuổi. Có điều không giống chúng là, bắt đầu từ lên học phổ thông trung học, mỗi dịp lễ tết hay nghỉ hè, cậu đều làm việc ở trong quán của mẹ, cùng làm những việc như những nhân viên trong quán, cũng nhận lương như họ.
Con trai luôn luôn nhớ đến chuyện xảy ra khi lên mười tuổi, không phải là cậu ta có trí nhớ tốt, mà là do mẹ hay nhắc lại những chuyện ngày ấy, nhắc lại câu nói mà cậu đã từng nói. Mỗi khi nói hết sự kiện ấy, mẹ thường hay nói thêm một câu:
- Mẹ không muốn con sau này lớn lên lại trở thành một người sống dựa vào người khác, cho nên, con trai ơi, mẹ nhất định phải trở thành tấm gương của con!
Con trai nói:
- Kỳ thực, con ghi nhớ rõ ràng nhất là một sự kiện khác cơ. Ngày đầu tiên mẹ đi bán bánh chẻo và vằn thắn, rất khuya mới trở về, mẹ vừa bước chân vào trong nhà, đến tay cũng chưa kịp rửa, đã đi thẳng đến trước mặt con, đem một tờ năm đồng , một tờ hai đồng và bốn đồng tiền kẽm một hào xếp hàng ngang, chỉnh tề trên mặt cái bàn trước mặt con, nhìn con chăm chăm, nói: “Con trai ơi! Hôm nay mẹ kiếm được tiền rồi, đây là những đồng tiền mẹ kiếm được bằng lao động, không phải do người ta phát cho chúng ta…”.
Nói đến đây, chàng trai trẻ cao một mét tám, khóe mắt đo đỏ!!!!!

35 điều nên đọc và hiểu

1. Khi cái tôi phê phán và cái tâm nhận sai, thì đó là thềm thăng hoa của nhân cách.
2. Buồn phiền giống như một con rắn độc ngủ trong tâm hồn của con người, vừa động đến, lập tức nó liền cắn người.
3. Trong cõi lòng nên gieo nhiều hạt giống thiện, nhiều hơn một hạt thì cũng có thể giảm thiểu một cây cỏ tạp.
4. Có thể trả bằng tâm hồn yêu thương, đó là phúc; có thể loại trừ buồn phiền, đó là huệ.
5. Có người thắp đèn tìm ánh sáng, nhưng thực ra, ánh sáng thật thì ở trong tâm hồn của chúng ta.
6. Đèn trước Phật không cần phải hết lòng thắp lên, nhưng cần thắp lên nhanh chóng chính là đèn trong tâm hồn chúng ta.
7. Tâm địa của con người giống như một mẫu đất, nếu không gieo xuống hạt giống tốt, thì cũng sẽ không có quả tốt.
8. Luôn luôn có tâm tốt, thì luôn luôn có ngày tốt.
9. Nên dùng tâm, không nên nhọc lòng lo nghĩ buồn phiền.
10. Biết thỏa mãn, cám ơn, thì tấm lòng thoải mái sẽ đến.
11. Trong lòng luôn luôn giữ nguyên ý niệm chân chính, thì bất kỳ thời gian hay ở phương vị nào, cũng đều là may mắn.
12. Bệnh trên thân thể hoàn toàn không đáng sợ, nhưng đáng sợ chính là bệnh trong tâm hồn.
13. Tâm bị lạc thì sẽ khổ, tâm giác ngộ thì tự tại.
14. Tâm thiện là thiên đàng, tâm ác là hỏa ngục.
15. Thưởng thức người khác chính là bản thân đứng đắn: cố gắng lên.
16. Quan niệm của con người không chính thì không thể có nghiệp chính. Quan niệm nếu sai lệch thì việc làm cũng sẽ sai lầm.
17. Có một số người luôn luôn buồn bực vì lời nói vô tâm của người khác, nhưng họ vẫn tiếp nhận.
18. Hơn một lần tha thứ cho người thì tạo thêm một cái phúc. Đem số lượng tha thứ phóng lớn thì phúc lớn.
19. Tự tạo ruộng phúc thì tự được phúc duyên.
20. Nổi nóng thì mồm miệng không tốt, tâm địa tuy tốt thì cũng không thể tự coi là người tốt.
21. Thông cảm với người, chính là đối xử tốt với chính mình.
22. Biết phân biệt chuyện quá khứ, là có cuộc sống chính xác.
23. Hối hận là thinh lặng, thinh lặng thì có thể dẹp bỏ buồn phiền.
24. Nên tha thứ cho một người vô tâm làm tổn thương người khác, nhưng không thể làm một người bị người khác tùy tiện làm tổn thương.
25. Thần chính là tinh thần, thông chính là chuyên tâm; chuyên tâm, thần sẽ thông, đó chính là thần thông.
26. Này con, con đã hiểu chuyện đời thì nên nhớ làm việc thiện và thực hành hiếu thảo, không nên chần chừ chờ đợi nhé.
27. Chỉ có người biết tôn trọng mình, mới có thể dũng cảm thu nhỏ mình.
28. Dù cho người đạt tới viên mãn của khôn ngoan, thì khiêm tốn càng phải hàm súc như hạt lúa vậy: hạt lúa càng tròn trịa đầy sữa thì càng rũ xuống thấp.
29. Tranh chấp, chỉ có thể vì “việc thiện mà tranh chấp”, và “vì thời gian mà tranh chấp.”
30. Không tranh chấp với người thì mới có thể nhìn rõ sự việc; trên cõi đời này, hoàn toàn không có một người chiến thắng chân chính.
31. Người ta thường nói: phải có một khẩu khí khi tranh chấp, nhưng thực ra, người có công phu chân chính thì đem khẩu khí này dằn xuống bụng.
32. Con người do tự giác ngộ mà trưởng thành, con người do tự mãn mà trụy lạc.
33. Tha thứ người khác là một đức tính đẹp, tha thứ cho mình là tổn đức.
34. Dũng cảm gánh vác là một phần sức mạnh làm cảm động lòng người, nhưng dũng cảm gánh chịu sai lầm là một loại phẩm cách cao thượng.
35. Chuẩn bị ba loại: lòng tin, nghị lực, dũng khí, thì trong trời đất này không có việc gì làm mà không hoàn thành.

Lắng nghe lời thì thầm của trái tim

Hầu hết mọi người là người khác. Những suy nghĩ của họ là ý kiến của người khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, cảm xúc của họ là một câu trích dẫn."
- Oscar Wilde.

Khi đọc truyện Gasby vĩ đại của Scott Fitzgerald, tôi vô cùng thích thú với đoạn mở đầu: " Hồi tôi còn nhỏ tuổi, nghĩa là hồi dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu hơn bây giờ, cha tôi có khuyên tôi một điều mà tôi ngẫm mãi cho đến nay: Khi nào con định phê phán người khác thì phải nhớ rằng không phải ai cũng được hưởng những thuận lợi như con cả đâu. Ông không nói gì thêm, nhưng vì hai cha con chúng tôi xưa nay vẫn rất hiểu nhau, mà chẳng cần nhiều lời nên tôi biết câu nói của ông còn nhiều hàm ý khác. Vì vậy tôi không thích bình phẩm một ai hết. Lối sống ấy đã mở ra cho tôi thấy nhiều bản tính kỳ quặc, nhưng đồng thời khiến tôi trở thành nạn nhân của không ít kẻ chuyên quấy rầy người khác."
Tôi cũng rất thích một chi tiết trong truyện Doraemon, đó là mỗi khi Nobita và Doraemon lạc vào một thế giới khác, bất cứ thế giới nào, thì ở nơi đó cũng xuất hiện những nhân vật có nhân dáng tương tự Nobita, Xuka, Xeko, Chaien...nhưng tính cách lại có thể rất khác. Điều đó luôn khiến tôi mỉm cười.
Cuộc sống này cũng vậy....Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi. Tôi nhận ra rằng, hai sự phấn khích đó có thể rất giống nhau. Cũng giống như người ta có thể phản ứng rất khác nhau khi đứng trước thác Niagara hùng vĩ, người này nhảy cẩng lên và ghi nhớ cảnh tượng đó suốt đời, nhưng cũng có người nhìn nó và nói: "Thác lớn nhỉ?" rồi quên nó đi ngay sau khi trở về nhà mình. Sao ta phải lấy làm lạ về điều đó ? Sao ta phải bực mình về điều đó ? Sao ta lại muốn rằng tất cả mọi người đều phải nhảy lên khi nhìn thấy thác Niagara ?
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống...Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói, và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.

Cách đây nhiều năm, khi xe hơi ở VN vẫn còn là thứ vô cùng xa xỉ, người bạn của tôi sau một thời gian quyết tâm dành dụm và vay mượn đã mua được một chiếc. Chỉ là một chiếc xe cũ thôi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ anh chỉ là một nhà báo với thu nhập vừa phải và vẫn đang ở nhà thuê. Gia đình phản đối nói anh phung phí. Đồng nghiệp xì xầm rằng anh đua đòi. Bạn bè nghi ngại cho là anh học làm sang. Và anh tâm sự với tôi rằng: từ hồi còn nhỏ xíu, anh đã luôn mơ mình được ngồi sau vô lăng, được tự lái xe lên rừng xuống biển. Ước mơ đó theo anh mỗi ngày. Vì vậy anh đã gom góp suốt thời gian qua, cho đến khi có thể mua được một chiếc xe cho riêng mình. Chỉ thể thôi. Rồi anh nhìn tôi và hỏi: Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình ? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác ?
Tôi không thể tìm ra một câu trả lời đủ thuyết phục cho câu nói đó. Bởi thế, tôi luôn mang theo câu hỏi của anh bên mình. Nó nhắc tôi rằng, rất nhiều khi chúng ta vì quá lo lắng về những điều người khác đã nói, sẽ nói và có thể nói mà không dám sống với con người và ước mơ đích thực của mình.
Một người bạn khác của tôi đeo đuổi việc làm từ thiện quyên góp, chia sẻ. Ban đầu vì lòng trắc ẩn. Rồi vì niềm vui cho chính bản thân. Rồi như một món nợ ân tình phải trả. Rồi như một cuộc đời phải sống. Chị như ngọn nến cháy hết mình cho người khác. Ấy vậy mà rất nhiều lần tôi thấy chị khóc vì những lời người khác nói về mình. Như vậy đó, kể cả khi ta hành động hoàn toàn vô vị lợi, cũng không có nghĩa là ta sẽ ngăn ngừa được định kiến và những lời gièm pha ác ý. Vậy sao ta không bình thản bước qua nó mà đi ?
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, vậy nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình ?
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề "Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao" Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như đôi giày mà tôi phải mang trước khi ra khỏi nhà. Xỏ chân vào đôi giày đó, và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không được sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khao khát, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này - một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.
(Sưu tầm)

Sống Đẹp

Điều đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác – những nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó đã quên đi.
Chỉ cần một cái ôm thật chặt, một sự im lặng cảm thông , một cái chạm tay thân thiện, một đôi tai biết lắng nghe là bạn có thể chia sẻ với tất cả mọi người.
Lòng tốt, sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.
Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: "Một để tự giúp mình và một để giúp đỡ người khác"

Lòng người là giấy!!!!!!!!!

Lòng người là giấy, chứ không phải đá vàng.
Tôi muốn được kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ kia mới đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.
Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ 7x7 là 49 ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ 3 ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
Thế rồi được 7 ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.
Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của Phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần 2000 năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.
Ngày nay, lại có chuyện anh đảng viên nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (2 con), mới giấu vợ đi đình sản. Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ tích cực “phụ giúp” vợ mình...
Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của 2 vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai 3 tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%... Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.
Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người...
Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng... và rồi rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”...
Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá... Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là do ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ lấy cái hạnh phúc mong manh của gia đình?
Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy... Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy...
Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có 2 mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.
Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là ta mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tương kính như tân - vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.
Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?

Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa

Khát vọng của nàng Violet

Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.
Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, nàng Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé. Nàng than thở : ” So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình đuợc làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi”.
Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa bé nhỏ :
- Chuyện gì xãy ra với con vậy ?
Nàng Violet cất giọng tha thiết :
- Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến con thành Hoa Hồng !
Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa :
- Con có biết mình đang đòi hỏi điều gì không ? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy.
Nhưng Violet vẫn một mực nài nỉ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, và ngay lập tức Violet biến thành một cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.
Một hôm, Giông Bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây,làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão, trừ những lòai hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet.
Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng – là Violet ngày nào – thương xót :
- Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho mong muốn nhất thời của mình đấy !
Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, hoa lá tả tơi, cố gắng dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào :
-Tôi chưa bao giờ biết sợ Giông Bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoải mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống một cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực, dám ngẩng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe đuợc lời thì thầm của chị gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của Thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã được đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện đuợc ứơc mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.
Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa lại và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi.

Bỏ cuộc...!?!

Bỏ cuộc là trốn tránh hay tự giải thoát? Hèn nhát hay biết điểm dừng?
Tôi cũng không tự mình trả lời được câu hỏi trên nhưng tôi biết một điều, bỏ cuộc là điều dễ làm nhất. Ai cũng có thể bỏ cuôc.

Con người có một khả năng, đó là làm những việc tưởng chừng như không thể. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể làm được điều đó.
Phần lớn mọi người khi nghĩ rằng mình đã cố gắng hết sức và kết quả đạt được không như mong muốn, họ bỏ cuộc và đi kiếm tìm những lý tưởng khác để theo đuổi, không làm được họ lại bỏ cuộc. Những người hay bỏ cuộc là những người thường hay thất bại. Vì nếu một lần bạn bỏ cuộc, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc lần thứ hai và lần thứ ba lại càng dễ hơn nữa. Và dần dần, bỏ cuộc sẽ trở thành một thói sống, mà thói sống thì khó có thể sửa được.
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi bạn tự tạo cho bạn nhiều cơ hội thành công bằng cách không bỏ cuộc. Và nó chỉ đơn giản như thế! Nếu bạn không chấp nhận một đời sống bình thường, thậm chí tầm thường thì hãy tập thói quen ngược lại với sự bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc, cơ hội để biến ước mơ của bạn thành hiện thực sẽ vụt mất.
Và kết quả là, chỉ một lần bạn bỏ cuộc thôi cũng đủ để bạn không bao giờ có lại được cơ hội đó. Và suốt cuộc đời bạn sẽ chỉ sống một cuộc sống với ngày với ba buổi ăn, làm việc quần quật quanh năm suốt tháng, không có một chút cơ hội nào để vươn lên.
Hãy thử nghĩ xem, Thomas Edison đã thất bại đến hơn 10,000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn, nếu ông bỏ cuộc vào lần thứ 9999 thì thử hỏi nhân loại sẽ mất thêm mấy thập kỉ nữa để được "thắp sáng"?
“Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.” – Thomas Edison
Đôi khi chỉ cần thêm một ngày, một giờ hay thậm chí vài giây nữa là bạn sẽ thành công nhưng bạn lại bỏ cuộc. Dễ thế đấy! Đừng bao giờ bỏ cuộc! Bạn có thể sửa thói quen này khi bắt đầu ngày mai. Không bao giờ là quá trễ!
Một học sinh, hiện tại đang học rất kém môn hóa không có nghĩa là sau này cậu ta không thể trở thành một thạc sĩ, tiến sĩ hóa học nếu cậu ta biết cố gắng và không chịu bỏ cuộc. Lịch sử nhân loại hàng thiên niên kỉ nay, còn có biết bao nhiêu nhà thiên tài đã từng bị coi là ngu dốt.

Đừng bỏ cuộc. Vì mỗi lần bỏ cuộc là một lần bạn quay trở lại điểm xuất phát là một lần bạn nhẫn tâm vứt đi toàn bộ cố gắng, vất vả, toàn bộ tâm huyết và thời gian mà bạn đã bỏ ra. Cuộc đời con người có mấy mươi năm, liệu sẽ đủ cho bạn có bao nhiêu lần bỏ cuộc và bao nhiêu lần bắt đầu lại?
Khi bạn đã quá mệt mỏi với cố gắng thì hãy dừng lại, nghỉ ngơi và hãy tiếp tục.
Nhưng...đừng bỏ cuộc... nhá!!!

Những cánh chim dễ thương

“Chiếc áo màu lá úa của Thục đã làm cho tôi yêu những hàng cây cằn cỗi, từng vạt cỏ úa tàn. Và tôi cứ ngỡ mình đang sống giữa mùa thu. Mùa lá rụng!”
Cũng như những lần trước, Thục nhận được một lá thư lạ lùng, ngộ nghĩnh. Người lạ mặt nào đó đã lấy bức tranh có rừng cây trụi lá, đỗ bóng hắt hiu để xếp thành một phong bì tuyệt đẹp. Tên và địa chỉ của Thục nằm trên tầng mây trắng bồng bềnh. Bên trong chỉ có tờ giấy nhỏ với nét chữ nghiêng nghiêng, tim tím.
Vậy mà lòng Thục nghe nôn nao xao đông. Như phù thủy, người lạ đã dùng lá thư phù phép, điều khiển niềm vui, nỗi buồn của Thục. Không phải mình Thục, mấy cô bạn giao dịch viên cùng phục vụ chung với Thục trong bưu điện tỉnh nầy cũng xôn xao, hồi hộp và ao ước. Họ biết có một đôi mắt đang dõi theo từng cử đông của Thục để ca ngợi hoặc là trách móc. Thục như người say, chếch choáng, lâng lâng. Bây giờ, mỗi ngày đến nơi làm việc là Thục đến với những bất ngờ thú vị. Thục tưởng như mình đang đi trong ánh mắt ai và Thục đợi chờ lá thư của một người không quen biết, dù nội dung của nó làm cho Thục đớn đau như lời lẽ của bức thư đầu.

Hôm đó, ba mẹ Thục giận nhau.
Khi Thục đến bưu điện thì mẹ còn nằm khóc trong phòng riêng. Đã vậy, người đầu tiên Thục phải giao tiếp là một bà già lẩm cẩm. Thục chỉ chỗ nầy, bà ký tên chỗ khác. Lãnh có năm mươi ngàn đồng mà bà đếm gần nửa giờ đồng hồ mới xong. Bà còn yêu cầu Thục cho đổi những tờ giấy bạc cũ rách. Bà đi rồi, Thục giận dỗi ném cây bút bi vào ngăn tủ nhưng nó lại rơi xuống đất và viết không ra mực nữa. Thục nóng nảy quăng bút ra sân rồi đóng sầm ngăn tủ. Chắc hẳn đã có nhiều người trông thấy và cả cái người lạ mặt ấy. Hôm sau, Thục và các bạn phải sửng sốt trước chiếc phong bì xám ngắt gởi cho Thục. Bên trong là câu ví von cay độc:
“Cô là con bồ câu có đôi cánh cụt và tiếng gù y hệt… giọng ngỗng kêu!“.
Thục khóc nức nở khi nhớ đến chuồng chim bồ câu của ba. Đó là một căn nhà lợp tôn khá rộng ở trong vườn. Ba Thục đã dùng để nuôi đủ loại bồ câu: Bồ câu Xiêm, Hà Lan, Romain, Mondain… Con nào con nấy xinh xắn, dễ thương vô cùng. Nhưng để bồ câu không bay mất và nhận ra khi chúng lạc sang nhà hàng xóm, ba Thục đã cắt ngắn đôi cánh chim. Mẹ và Thục cứ buồn ngơ, buồn ngẩn mỗi lần trông thấy ánh mắt của chúng. Những chú chim cánh cụt chỉ biết ngước nhìn bầu trời cao vút, rộng thênh thang mà nhớ tiếc những phút giây bay bổng tuyệt vời. Chim lẩn quẩn dưới đất, quanh chân ba. Chúng trở nên nhỏ nhoi, tội nghiệp. Ba rất quí bồ câu nên thường mua đậu xanh về cho chúng ăn. Khi vãi những nắm thức ăn béo bổ này ra sân, ba luôn ăn mặc chỉnh tề, lịch sư: Áo sơ mi bỏ vào quần, giầy có quai hậu như đang tiếp khách nước ngoài. Ông bắt chước tiếng bồ câu gù “ cú cụ, cú cụ…”. Rồi tung những hạt đậu lên cao. Chúng rơi rào rào xuống đầu những con chim cánh cụt đang co ro buồn bã. Hình như bồ câu chẳng chú ý gì đến tình cảm của ba Thục dành cho chúng nên đã lần lượt gục chết. Nhìn thấy ba đứng lặng bên chuồng chim, mẹ nói với Thục:
- Bồ câu thích sống từng cặp trong những ngăn chuồng nhỏ, ấm cúng và xinh đẹp như tổ ấm của đôi vợ chồng mới cưới. Đằng nầy, ba con bắt chúng sống tập thể trong căn phòng rộng mênh mông. Mặc sức gió lùa, mưa tạt. Đã vậy, ba còn cắt trụi đôi cánh, biến chúng thành những con vật xấu xí, dị hình thì làm sao chúng chịu nổi!
Thế mà người nào đó đã gởi một lá thư nặc danh, so sánh Thục với những con chim câu ấy. Và, còn chê giọng nói của Thục giống y hệt giọng ngỗng kêu nữa chứ. Thục căm thù cái người độc ác đó quá. Đúng là anh ta có đi ngang qua nhà Thục nên đã trông thấy chuồng bồ câu mà hiện giờ ba dùng để chứa củi. Anh ta muốn ngạo Thục chứ gì.
Nhưng rồi ngày thứ Bảy cuối tuần đó, Thục lại nhận được lá thư kế tiếp tuyệt đẹp với dòng chữ:
“Em đã trở thành một giao dịch viên đáng yêu!”.
Những lá thư cứ đều đều bay đến như để ru Thục vào cõi mộng xa xôi, không ngừng nghỉ.
- Thục ơi!
Thục nhìn ra, Anh Khoa đang cười với Thục. Cái mũ nhựa màu vàng to tướng chỉ làm cho đầu anh bự thêm chứ không làm ngắn lại cái cổ dài đặc biệt của anh. Mẹ Thục hay đùa:
- Bưu điện giao cho cháu phát thư là phải! Cháu y hệt chim bồ câu đưa thư ngày xưa.
- Bác nói đúng ghê! Cái túi đựng thư nặng nề nầy cứ ghì hai vai cháu xuống, bảo sao cái cổ cháu chẳng dài ra!
Thục chen vào:
- Vậy thì anh đừng đeo túi nữa mà cột nó và ba-ga xe đạp là xong.
Rồi cổ Khoa cũng vẫn không ngắn lại được chút nào!
Anh đang đứng trước hàng hiên gọi tiếp:
- Thục! Ra đây anh đưa về. Hôm nay hai bác bận đi dự đám cưới. Thấy anh đi ngang nhà, bác dặn anh tới rước Thục giùm.
Nghe Thục kể lại chuyện những bức thư lạ, ba mẹ Thục bỗng dưng lo lắng. Mẹ sợ người gửi thư là một gã đẹp trai. Ngày nào đó, gã sẽ xuất đầu lộ diện và cướp mất con gái của bà. Còn ba, ba nghi người gửi thư là một cô gái xinh đẹp, đầy mưu mô. Biết đâu, cô ta sẽ tìm gặp Thục mà chỉ dẫn những trò tinh quái, khác thường làm điên đảo bọn đàn ông, con trai. Ông quyết định đích thân đưa đón con gái. Thục không còn được một mình nhởn nhơ đến sở làm nữa. Cô thấy mình đã biến thành con bồ câu cánh cụt của ba.
Chiều nay, ba giao việc đón Thục cho anh Khoa. Cái anh chàng phát thư gàn bướng nầy. Tội nghiệp ba! Cái đáng lo ba không lo. Có bao giờ Khoa đưa Thục về thẳng nhà đâu! Anh có hàng tá lý do hợp lệ để hai người vòng vo nơi nầy, nơi nọ tới tối mịt. Khi thì:” Hôm nay, thư nhiều quá! Anh phải tranh thủ để bà con mừng. Ai mà chẳng đợi thư phải không Thục? Mệt gần chết! Ghé quán uống miếng nước mới được”. Bữa khác thì: ”Lúc nầy ốm quá! Anh phải đãi Thục một chầu phở anh mới yên lòng”. Chiều nay, chẳng biết đến tiết mục gì nữa đây?
Như đoán được ý nghĩ của Thục, Khoa hỏi:
- Thục muốn đi chơi hay về nhà?
- Về nhà!
Anh ngẩn ra một lúc rồi đỗ quạu:
- Về thì về!
Thục ngồi chưa yên thì anh đã đạp xe vù vù. Hoảng hồn, Thục ôm chặt lưng Khoa. Hình như bàn tay của Thục làm cho anh lên cơn sốt cấp tính, anh càng lạng lách liên hồi. Thục la lên:
- Chạy chậm chậm! Té Thục rồi làm sao?
Khoa vẫn lầm lì đạp tới. Thục lúng túng đánh rơi chiếc giày cao gót xuống mặt đường. Cô đấm đùi đụi vào lưng Khoa một hồi. Anh hoảng hồn ngừng xe, ngơ ngác hỏi:
- Gì vậy Thục?
- Rớt mất chiếc giày rồi!
- Thục coi chừng xe nha! Để anh đi kiếm cho!
Trước mắt Thục, cái túi Khoa dùng đựng thư đem phát đã bị bung nút tự hồi nào. Có một lá thư lạ nổi bật giữa những trang vở với mấy hàng chữ nghiêng nghiêng viết bằng mực tím. Thục rút phong bì ra xem, tên và địa chỉ của Thục nằm trên những đóa hồng nhung rực rỡ…
Thục chợt hiểu. Cô thẹn thùng nhìn Khoa. Người lạ mặt! Thật bất ngờ! Người lạ mặt đã hiện ra như trong cổ tích. Hoàng tử Khoa đã nhặt được chiếc giày của cô bé lọ lem tên Thục!
Con bồ câu đưa thư đang âu yếm nhìn con bồ câu cánh cụt!

Ở nơi cuối con đường

Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
Trí Bình và Hạnh Dung là hàng xóm, chơi rất thân với nhau. Ông Hữu Thiện - ba của Trí Bình buôn bán gỗ còn bà Minh Doanh - mẹ của Trí Bình là cò đất nên gia đình cậu tương đối khá giả. Có lẽ vì vậy mà nhiều khi Trí Bình ham chơi hơn ham học. Trong khi đó, gia đình Hạnh Dung chỉ đủ ăn chứ không dư dả nhiều.
Mẹ Hạnh Dung đã bỏ ba con cô khi cô bé mới hai tuổi để chạy theo một người đàn ông giàu có. Chú Đạt Thành, ba Hạnh Dung ngày ngày vẫn chạy xe ôm kiếm tiền lo cho cuộc sống của hai ba con. Thương ba, Hạnh Dung luôn cố gắng học hành và ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi của ông. Cô bé vẫn hay mơ rằng mình sẽ trở thành một luật sư có danh tiếng và xây một căn nhà thật đẹp và rộng rãi cho hai ba con cô vui vầy bên nhau.
Một buổi sáng như mọi ngày, Trí Bình (lấp ló):
- Hạnh Dung ơi, đá cầu không?
Đang học bài thì Hạnh Dung nghe tiếng Trí Bình í ới gọi, cô bé vội trả lời:
- Anh Trí Bình hả? Vô đây đi. Em đang học bài.
Trí Bình nhìn quanh ngôi nhà rồi hỏi:
- Ba em chạy xe rồi hả?
- Dạ.
Trí Bình nài nỉ:
- Chơi đá cầu với anh nha. Mấy đứa bạn anh, đứa thì đi học thêm, đứa thì sợ mẹ nên rủ hoài mà tụi nó chẳng chịu đi. Giờ còn mình em thôi đó.
- Để em giải xong hai bài tập Toán này nữa nha. Chút xíu à.
Vừa nói, Hạnh Dung vừa nhoẻn miệng cười nhìn Trí Bình như để lấy lòng cậu bé vì nhìn Trí Bình lúc này ra vẻ sốt ruột lắm!
Nhìn thấy cuốn sách Toán lớp 5 trên bàn học của Hạnh Dung, Trí Bình hỏi lại:
- Thiệt hông đó? Vậy anh chờ em nha. Mà nè, em phải giải cho đúng nha, mất công xíu nữa chú Thành về lại ca "bài ca con cá" là chỉ biết rủ em đi chơi mà hổng cho em học bài nữa là mệt à.
- Hổng có đâu, mà em giải gần xong rồi nè.
- Ừ. Anh chờ. Mà Dung nè (Trí Bình gãi đầu), trưa nay cho anh ăn cơm ké nữa nha. Ba mẹ anh trưa nay hổng có về, ăn cơm với người giúp việc thì chán chết, ăn cơm với ba con em vui hơn, Dung nhen!
- Dạ. Có hai ba con em cũng buồn mà. Vậy nên... Em đồng ý hai tay hai chân luôn nè. Hi hi...
- Ừ. Giờ mình đá cầu nha. Í, mà em làm xong bài chưa đó?
- Dạ, xong rồi nè.
Hai đứa nhỏ chạy vội ra khoảng sân trống trước nhà Hạnh Dung. Tiếng đá cầu cùng tiếng cười của Hạnh Dung và Trí Bình mỗi khi trái cầu bị rơi, vang lên nắc nẻ, lan tỏa cả khoảng trời xanh thẳm trên cao.

Hình ảnh đã đăng

Cho đến một ngày... trong ngôi nhà của gia đình Trí Bình, ba mẹ cậu lớn tiếng với nhau. Trí Bình lúc ấy nấp ở cầu thang để theo dõi câu chuyện. Ông Hữu Thiện to tiếng:
- Tôi đã nói rồi mà bà có chịu nghe tôi đâu. Cứ nghe thấy mùi tiền là nhảy bổ vào. Đó, giờ nó lừa bà vố lớn rồi đó. Tới nước này chỉ có bán nhà mới có tiền mà trả cho người ta.
- Thì tôi có biết đâu, cứ nghĩ chuyến này lời to nên cứ đâm đầu vào. Ai mà biết trước lô đất đó lại thuộc diện quy hoạch để mở đường chứ.
Nói xong, bà Minh Doanh vừa khóc vừa ức lên tức tưởi.
- Dạo này kiểm lâm rà soát dữ lắm, nghề gỗ của tui cũng khó mà sống nổi. Thôi, giờ tui tính vầy, bà thấy được không? Tui với bà bán căn nhà ở thị xã này đi, gom hết tiền lên Sài Gòn làm lại từ đầu. Đất Sài Gòn nghe nói cũng dễ làm ăn lắm! Sẵn tiện chuyển trường cho thằng Bình luôn. Tui thấy dạo này nó mê chơi dữ lắm rồi, lên trên đó coi thử nó có chịu khó học hành không? Chứ ở đây, mấy tụi bạn cứ tới nhà rủ đá banh, chơi game riết rồi sinh đổ đốn.
- Ông nói vậy thì mẹ con tui theo vậy. Chứ giờ tui cũng rối trí lắm rồi.
Nghe đến đây, Trí Bình vụt chạy theo lối cửa sau qua nhà của Hạnh Dung. Hạnh Dung lúc này đang ngồi nhìn ba sửa xe. Chiếc xe cub 78 của chú Đạt Thành hôm nay lại dở chứng, đạp hoài mà chẳng thấy tăm hơi gì. Trông thấy vẻ mặt hốt hoảng của Trí Bình, Hạnh Dung rất ngạc nhiên. Cô bé liền đứng dậy, bước ra cửa nơi Trí Bình đang đứng đó.
- Có chuyện gì vậy anh Trí Bình?
- Nhà anh hổng ở đây nữa đâu. Ba mẹ anh chuẩn bị dọn lên Sài Gòn sống rồi.
Nét mặt Trí Bình thoáng chút ưu tư và buồn bã
- Sao lại vậy? Em hổng hiểu. Ba mẹ anh có chuyện gì hả?
Chú Đạt Thành nghe hai đứa nhỏ nói chuyện với nhau cũng vội buông tay, cất tiếng:
- Chuyện gì vậy Trí Bình? Mà hai cái đứa này ngộ thiệt nha. Có chuyện gì vào nhà nói chứ. Cứ đứng ngoài cửa như vậy. Vào đây kể cho chú nghe với, Trí Bình!
- Ừ, đúng đó anh. Mình vào nhà đi. Nhìn anh lo lắng chưa kìa, có chuyện gì vào nhà kể cho hai ba con em nghe với. Vào đi anh!
Vừa nói, Hạnh Dung vừa cầm tay Trí Bình kéo cậu vào nhà mình.
- Nào, bây giờ có chuyện gì, Trí Bình từ từ kể cho chú nghe coi.
- Phải đó anh, anh kể đi. Anh làm em cũng nóng ruột lắm rồi nè.
- Dạ, chuyện là vầy. Ba mẹ con làm ăn thua lỗ nên định bán căn nhà đi đó chú, rồi cả nhà con lên Sài Gòn lập nghiệp. Vậy là mai mốt con hổng được qua đây chơi với Hạnh Dung và ăn cơm với hai ba con chú nữa rồi.
Hạnh Dung ngỡ ngàng:
- Thiệt vậy hả anh? Vậy là em hổng được chơi đá cầu với anh nữa. Ba mẹ anh không còn cách nào khác hết hả anh?
- Ừ. Nhà anh phải lên Sài Gòn. Anh nghe ba mẹ bàn bạc với nhau vậy đó.
- Vậy biết bao giờ em mới gặp được anh đây?
Cô bé Hạnh Dung ra chiều tư lự.
Chú Đạt Thành ôn tồn:
- Trí Bình à, theo chú nghĩ ba mẹ con tính như vậy là cũng có lý do riêng của mình. Sài Gòn đất rộng người đông, có nhiều cơ hội hơn ở thị xã này. Lên đó rồi, con ráng học nha, nếu có dịp, nhớ về lại thị xã này thăm hai ba con chú nghen!
- Anh phải đi hả?
- Ừ. Phải vậy rồi. Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
- Dạ. Em nhớ rồi. Anh đi rồi phải giữ sức khỏe nha. Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn.
- Ừ. Mình giữ lời hứa đó nha Dung. Em ngoéo tay với anh đi.
- Dạ...
Ngày gia đình Trí Bình dọn đi là ngày trường Hạnh Dung phải học bù giờ. Tiếng trống tan học vang lên cũng đã hơn 5h chiều, cô bé dắt vội chiếc xe đạp ra cổng trường và đạp thiệt nhanh về nhà. Nhưng Trí Bình đã đi rồi. Căn nhà khang trang của gia đình cậu giờ đây trống huơ trống hoác, chờ người mới đến ở. Nhìn thấy thế, đôi mắt Hạnh Dung cứ rưng rưng. Trong đầu cô bé văng vẳng lời nói của Trí Bình: "Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó".
Gạt vội những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má, Hạnh Dung cố gắng tự an ủi mình: "Đâu phải anh Bình đi luôn đâu! Nếu mình học tốt, mình đậu đại học là mình có thể gặp lại anh rồi". Nhưng ý nghĩ khác cũng vội đến xâm chiếm lấy cô bé: "Mà Sài Gòn đông đúc như vậy, biết có còn cơ hội gặp lại nhau không anh Bình ơi!". Dựng xe ở góc nhà, Hạnh Dung mặt buồn rười rượi. Chú Đạt Thành nhìn thấy thế, chỉ biết chậc lưỡi và lắc đầu ngao ngán: "Thiệt là... cái con bé này".

***

Mới đó mà sắp đến ngày Hạnh Dung tốt nghiệp phổ thông, chú Thành càng siêng năng chạy xe ôm để kiếm thêm tiền cho con bé lên Sài Gòn thi đại học. Tối nay, trời bỗng nhiên trở gió, thêm vào đó, những hạt mưa đầu mùa lất phất rơi. Chiếc áo đã sờn vai nay lại thêm vài chỗ thủng khiến chú thấy lạnh ghê gớm:
- Ráng vậy, chạy thêm mấy cuốc, mua được hộp sữa cho con Dung bồi bổ. Dạo này con bé học nhiều, xanh xao quá!
Đang mải suy nghĩ thì chú Thành nghe thấy tiếng khách gọi xe:
- Chú ơi, về Biên Hòa hết bao nhiêu tiền vậy?
- À, đường hơi xa, qua khúc Tân Lập vắng nữa, cháu cho chú xin 65 ngàn.
- Thôi, cũng tối rồi. Chú ráng chở con về. Con trả chú 100 ngàn luôn, miễn là chú chạy cẩn thận dùm con nghen!
- Ừ, Chú nhớ rồi. Lên xe đi cháu.
Vừa nói, chú Thành vừa gỡ nón bảo hiểm treo bên hông xe để đưa cho khách. Anh thanh niên vội đỡ lấy và leo lên xe. Chiếc xe đang chạy bon bon trên đoạn đường Tân Lập vắng vẻ để chuẩn bị rẽ trái tiến về trung tâm thành phố Biên Hòa thì chú Thành cảm giác lạnh lạnh nơi gáy cổ và nghe thấy tiếng gằn:
-Ông già, cho xe tấp vô vệ đường, nhanh lên.
Chưa kịp định thần, chú Thành cảm giác như anh thanh niên ngồi phía sau càng dí chặt hơn lưỡi dao vào cổ mình
- Nghe không, ông già?
Chú đành đáp ứng theo đúng yêu cầu của tên cướp.
-Có bao nhiêu tiền, móc ra ngay.
Nghĩ đến con gái ở nhà, chú Thành ra sức năn nỉ:
-Tui còn đứa con gái sắp thi đại học, anh thương tình tha cho.
Nhưng tên cướp nào quan tâm đến ân tình:
-Lão già khốn kiếp.
Vừa hét, hắn vừa móc cả túi áo và túi quần của chú lấy đi 132 ngàn, công sức của cả ngày dài chú Thành vất vả. Không chỉ vậy, tên cướp còn đạp chú ngã dúi vào gốc cây bên đường, cướp luôn chiếc xe cub 78 tồi tàn.
Sự việc xảy ra quá nhanh và bất ngờ, với lại lớn tuổi như chú thì làm sao có thể đọ lại sức với tên cướp vừa có dao, vừa thanh niên trai tráng như thế kia, chú Thành chỉ biết nhìn theo ánh đèn xe nhỏ xíu dần mất hút trên con đường vốn ít người qua lại. Sau một đêm phải ngủ ngoài trời lạnh, chú Thành may mắn gặp được cô bán rau chở hàng lên chợ thị xã nên chú quá giang được để về nhà. Vừa tới nhà, chú thấy ngay Hạnh Dung đang đứng đợi ở cửa.
Thoáng thấy ba, Hạnh Dung hỏi ngay:
- Ba đi đâu cả đêm làm con lo quá! Có chuyện gì đúng không ba? Xe mình đâu rồi hả ba? Sao ba lại đi bộ vậy?
- Ba bị cướp xe rồi con à. Chiếc 78 cùi như vậy mà nó cũng nỡ nào lấy của ba con mình. Giờ hổng biết ba con mình sống sao đây?
- Trời đất. Nghèo còn mắc cái eo mà. Nhưng không sao, ba về như vầy là con yên tâm rồi. Giờ hai ba con mình cố gắng nha ba. Làm lại từ đầu nha ba.
- Ừ. Phải vậy thôi. Chứ biết sao bây giờ.
- Rồi cả đêm qua ba ngủ ở đâu hả ba?
- Ba ngủ ngoài đường con à. Cũng may là sáng nay gặp được cô chở rau lên chợ thị xã nên ba mới về được tới nhà. Chứ không, giờ chắc ba ở trên khu Tân Lập đó luôn quá.
- Cô chở rau tốt bụng quá ba hen. À, mà ba ơi, con có nấu mỳ cho hai ba con mình nè, ba rửa mặt mũi tay chân rồi vô ăn với con nha. Để mỳ nguội, hổng ngon ba à. Thôi thì của đi thay người, ba về với con là con mừng rồi.
- Ừ. Để ba đi rửa mặt. Hên mà ba có sổ tiết kiệm gửi ở quỹ tín dụng được gần hai triệu đồng mấy năm qua. Chắc mai ba lên rút rồi hai ba con mình khăn gói lên Sài Gòn cho con thi đại học. Ba cũng lên trên nộp đơn vào công ty may đi làm công nhân với người ta coi thử. Ba sẽ mướn một chỗ trọ cho ba con mình. Chứ nhà này, mình cũng gần hết hạn thuê rồi con à. Con thấy sao hả Dung?
- Dạ. Con nghe ba, ba à.
Đêm ấy, Hạnh Dung nằm trên giường mà cứ trằn trọc mãi. Rồi đây chốn Sài Gòn xa lạ kia có cho ba con cô một cuộc sống mới no đủ và đầm ấm không? Nhưng cô cũng không quên lời hứa ngày xưa giữa cô và Trí Bình : "Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn gặp anh".
- Khổng biết giờ này anh Trí Bình ra sao? Sao anh đi mấy năm rồi mà mãi chẳng thấy tin tức gì? Hay là anh đã quên thị xã này rồi. Anh quên mình và quên luôn lời hứa với mình sao?
Những câu hỏi cứ vây lấy Hạnh Dung và cuốn cô vào giấc ngủ lúc nào không biết. Trong giấc mơ, cô mơ thấy mình trở về là một cô bé học lớp 5 và chơi trò năm mười với Trí Bình. Vậy mà cô bé kêu hoài, kêu mãi mà anh Trí Bình trốn ở nơi nào chẳng ra để một mình cô bé bơ vơ, trơ trọi, nước mắt lã chã rơi giữa khoảng sân trống mênh mông.
Còn nữa...

Thảo Ngọc

Đôi cánh thiên thần - Kỳ 1

Cô chưa bao giờ thích tuyết, dù đó là niềm yêu thích của biết bao người. Nó luôn cho cô một cảm giác bất an.
“Cô gái có làn da nâu màu mật, thắt bím tóc dài, cười khúc khích và đang cố tung người lên cao trên xích đu ấy tên Sophie. Nếu anh muốn yêu cô ấy, thì hãy làm cô ấy tổn thương trước đã.”
 
Sophie co chân, rồi lại duỗi, những động tác chân liên tục trong khoảng không, cô cố gắng đẩy chiếc đu cao hơn nữa. Lũ trẻ trong khu vui chơi không lạ gì cô, một cô sinh viên năm thứ 3, ham vui và tính tình như trẻ con, cô luôn chiếm giữ chiếc xích đu bên phải, rồi tung hoành với nó. Nói tung hoành là không sai đâu. Đầu tiên, cô sẽ cố làm sao cho chiếc xích đu bay càng cao càng tốt, sau đó, khi chiếc xích đu đạt tới giới hạn, cô sẽ tung người ra khỏi nó, lộn vòng và đáp xuống đất như một diễn viên nhào lộn thực thụ. Cảnh tượng ấy khiến lũ trẻ thích thú.

Có đôi lúc, Sophie hơi quá đà, dẫn đến việc cô sẽ bị trật cổ chân, hoặc trầy trụa một ít, nhưng tất cả chẳng đáng là gì so với cảm giác được tung người vào khoảng không chếnh choáng kia, rồi ngã phịch xuống đất. Khoảnh khắc thấy mình rơi tự do, dù chỉ trong phút chốc đủ để cô mãn nguyện và thoải mái nguyên cả ngày. Sophie quá kì lạ.
 
 
Cách bãi vui chơi của trẻ em 10m, một vài băng ghế gỗ sồi được đặt rải rác để những người đi bộ trong công viên có thể ngồi nghỉ, trên một băng ghế xù xì, Leo nhanh tay bấm máy ghi lại những khung ảnh thú vị vừa lọt vào tầm mắt của anh.

Một cô gái nhỏ nhắn, tóc đen, mắt nâu, mặc chiếc quần jean bụi bặm, khoác jacket ngoài áo phông lẫn đôi giày thể thao đầy hình vẽ nghịch ngợm. Một cơn gió tươi mới, đầy màu sắc thổi vào khu vui chơi nằm lọt thỏm giữa công viên của một thành phố buồn tẻ, quanh năm tuyết phủ.

Phần Lan, xám xịt những mây và lạnh lẽo bởi hàng triệu phân tử tuyết li ti. Phần Lan khiến người ta thở ra khói, phả vào thịt da cái lạnh như cắt xé. Phần Lan, Leo nhìn thấy Sophie cũng ở Phần Lan.

Ngay khi lia máy ảnh đến góc vui chơi dành riêng cho trẻ em, Leo đã thấy tim mình đập mạnh. Không phải tiếng sét tình ái phủ chụp lên anh, mà là do hoạt chất Adrenalin bỗng chốc sục lên trong máu, phải, thời khắc Sophie buông tay khỏi xích đu, vút lên không gian trống ấy là lúc tim anh đập liên hồi. Nỗi sợ mơ hồ cho cô gái lạ lẫm dâng lên, rồi lại cân bằng. Cô đáp đất, thích thú cười váng lên. Leo cũng mỉm cười.
 
Nhiều ngày sau đó, anh vẫn thấy cô chơi cùng xích đu. Vẫn kiểu ăn mặc đầy sắc màu, vẫn nụ cười hồn nhiên, nếu không phải một lần tình cờ nhìn thấy biểu tượng của đại học Vaass thì anh chẳng thể tin cô đang theo học ở đấy. Càng không thể tin rằng cô là một trong 3 người Việt hiếm hoi nhận học bổng toàn phần chương trình đào tạo chuyên sâu về ứng dụng toán học. Jolie, bạn của anh đã ca tụng cô gái gốc Việt ấy không tiếc lời, rằng cô ấy là một người điềm tĩnh, sâu sắc, rằng cô ấy thân thiện, không qúa cởi mở nhưng có thể dễ dàng bắt chuyện. Nhưng cô gái mà anh đang nhìn thấy lại như một cô hoạt náo viên. Rốt cuộc, đâu mới là Sophie?

Jolie khẳng định người trong bức ảnh của anh là Sophie Trịnh, hay còn có cái tên Việt là Tiêu Tương, còn anh, lại như phủ nhận đi một phần tính cách trầm tĩnh thuộc về cô mà Jolie đề cập. Anh chỉ luôn thấy cô sống náo nhiệt và ồn ào thôi. Và anh chỉ biết một Sophie luôn trong tầm ngắm khung ảnh của anh thôi.
 
Lan man suy nghĩ về Sophie, anh chợt nhận ra mùi hương dưa mát ngọt lảng vảng gần mình. Sophie ngồi xuống băng ghế cách anh hai bước chân. Cô lấy một cuốn sách từ trong chiếc balo Denim ra rồi vùi đầu vào đọc say sưa. Leo bắt gặp tia nhìn dịu dàng mà mắt mình đang dành cho cô bé, có nên hỏi chuyện không nhỉ? Cô ấy sẽ nghĩ gì khi mình bắt chuyện. Có nên mỉm cười và nói câu gì hay ho không…

Phân vân, rồi khi Leo thu hết can đảm để bước về phía Sophie, cô bật dậy,nhìn anh, nhoẻn cười rồi bước ngang qua mặt anh. Nhanh như gió, cô sải bước về phía khúc ngoặt cuối đường. Hẫng, Leo ngồi thụp xuống, hổn hển cười, ôi, mình làm sao thế này, mình đâm ra nhút nhát với một cô gái từ khi nào thế nhỉ? Nói rồi, anh xoay người lại, đuổi theo cái bóng khoác balo denim đang dần khuất sau khúc ngoặt cuối đường.

-Hey girl!

-Me?

-Yup, can I talk you about something?

-No, I’m busy.

-Please, wait… I like you.

-Excuse me, do you like me?

-Em có bỏ quên đôi cánh ở nhà không?

-Em không có cánh.

-Thế mà anh ngỡ em có một đôi cánh khi tung người khỏi xích đu đấy, hẳn là em vứt nó ở nhà rồi.

-Có lẽ em đã có một đôi, nhưng chẳng hiểu tên quái gở nào lấy mất, nên thay vì bay lên trời, em lại phải đáp phịch xuống đất đó thôi. Còn chuyện gì không ạ?

-Còn chứ, chúng ta có thể gặp nhau không?

-Trừ khi anh tìm được đôi cánh mới cho em.

-Không cần quá lâu đâu, cho anh một phút, em sẽ có ngay.

-30 giây không hơn.

-Đây này.
 
Bức ảnh chụp Sophie từ lâu, không thấy mặt, chỉ thấy tấm lưng nhỏ, hai bàn tay nắm lấy hai bên dây đu, và ở trên vai, một đôi cánh màu trắng chập chờn, nửa như ảo, nửa như thật.
 
-Anh chụp bức ảnh này từ lâu, và em thấy không, em có hẳn một đôi cánh đấy.

-Có lẽ là chúng ta nên vào một quán ấm hơn, để nghe anh giải thích về sự lén lút này, anh nhỉ?

-Em không bận à?

-Có chứ, em bận hẹn café với một người chụp lén em.

Rồi Sophie nhoẻn cười. Trong vắt. Mảnh cười trong ấy vắt ngang đôi mắt Leo như một sợi màu sáng trong nền tối. Leo chộp lấy, bằng mắt, và trong lúc Sophie vẫn đang nhún nhảy dẫn đường đến quán ưa thích của cô, Leo đã kịp giấu mảnh màu ấy vào ngăn kéo bí mật nơi tim anh.
 
Flower coffee. Bàn số 4.

Một capuccino ấm ngọt cho tôi, một expresso thơm rẫy cho anh. Chàng trai này là kẻ đã chụp lén tôi, cũng là kẻ đã photoshop bậy bạ, làm cho lưng của tôi mọc thêm cánh, chợt, bả vai nhức mỏi, tôi xoay nhẹ cần cổ, anh ta vội chộp thêm một bức nữa. 

- Em sẽ xinh đẹp hơn nếu không nhìn anh như thể muốn giết anh.

- Anh cũng sẽ là người tử tế hơn nếu bỏ thói quen chụp lén người khác. 

Tôi nhíu mày, rồi phì cười. Một phần nghìn của giây, tôi thấy trong đôi mắt nâu sóng sánh kia là cả một biển đắm say. Một ánh mắt quen thuộc! Không phải anh, nhất định không phải anh… Sophie tự nhủ.
Ngoài trời, từng bông tuyết đã bắt đầu rơi nhè nhẹ, mùa đông tới rồi. Phần Lan những ngày đầu đông, cuối cùng, thời khắc cũng tới rồi. 
Đang đuổi theo dòng suy nghĩ, bỗng anh nắm lấy tay tôi, kéo tôi ra khỏi không gian ngập mùi café.

- Ra ngoài nào, anh sẽ cho em xem cái này! 

-Chúng ta chưa thanh toán mà... 

-Anh đã thanh toán từ khi ra lấy đường thêm vào cốc rồi. 

Con đường dẫn đến bìa rừng chảy dài thăm thẳm. Chợt anh dừng lại. Bàn tay ấm nóng siết vào bả vai đang đau mỏi của tôi, anh chỉ lên trời. 
Lấp lánh những ánh sáng đủ màu. Cực quang, là cực quang .

-Em biết không, đất nước này là nơi duy nhất có cực quang do gần sát với bắc cực. Em có thấy hàng vạn tia lấp lánh kia không. Mỗi khi anh nhìn thấy, anh lại cảm giác có một điều kì lạ thôi thúc anh phải chờ cho tới khi cực quang biến mất mới thôi. 

- Cảm giác đó gọi là mãn nguyện. 

- Ừ, và giống như có một đôi cánh trên nền trời vậy 

- Đôi cánh thiên sứ? 

- Ừ. 

Cứ thế, tôi ở bên anh hàng giờ liền, cho tới khi bắt gặp mảnh cuối cùng của cực quang.

- Anh có thể gặp lại em không? 

- Dĩ nhiên.

- Vậy khi gặp lại, anh sẽ được gặp một qúy cô điềm tĩnh hay một cô bé nhộn nhịp? 

- Tùy vào hôm anh gặp, em vui hay buồn.

Tôi quay bước, khi ngoảnh lại, tôi thấy nụ cười trên môi anh, không hề tắt. Một chàng trai thú vị. Rảo bước về nhà trên con đường lất phất tuyết bay, tôi bất giác mỉm cười. Tôi vẫn chưa kịp hỏi tên anh.
                                                     
Những ngày đầu đông. Mảnh đất Phần Lan lạnh lẽo với gió rít và tuyết rơi. Cả khuôn viên Đại học Vaass đều đã phủ tuyết trắng xóa. Sophie vừa vào đến thư viện. Lạnh quá, cô lẩm bẩm. Cô chưa bao giờ thích tuyết, dù đó là niềm yêu thích của biết bao người. Sống trên mảnh đất này đã 4 năm, nhưng cô vẫn không quen được cái khắc nghiệt của khí hậu nơi đây. Nó luôn cho cô một cảm giác bất an. Bởi cô vốn sợ mùa đông.

Cô ôm chồng sách vừa tìm được trên tay đi đến cuối giá sách, một tay cố gắng giữ để cho sách không bị rơi, một tay cô cố với quyển sách ở phía trên cùng. Loay hoay mãi nhưng cô không thể nào lấy được quyển sách đấy, chân tay đã mỏi nhừ. Có tiếng bước chân ngay cạnh, một bàn tay đưa lên lấy ngày quyển sách cô đang cố với. 

-Excuse me, this book…

Không kịp nhìn xem đó là ai, Sophie đã lên tiếng.

-Lần sau hãy dùng đôi cánh để bay lên, cô gái ạ.

Chàng trai mỉm cười. Sophie giật mình quay sang thì phát hiện ra đây là chàng trai đã chụp lén mình.

-Anh đã chụp lén em, bây giờ, còn định lấy luôn cuốn sách em đang cần sao?

-À, anh chỉ đang giúp một thiên thần lỡ bỏ quên đôi cánh ở nhà thôi.

Hai người chọn một bàn cạnh cửa sổ trong thư viện, nơi có thể nhìn ra toàn khung cảnh của vườn hoa và sân trường từ tầng 5. Đặt chồng sách của Sophie xuống bàn, chàng trai lên tiếng:

-Em không có ý định biết tên của người đã giúp em có một đôi cánh à?

-Anh cũng đâu có biết tên em?

-Nếu anh biết thì sao?

-Thì em sẽ dạy anh cách làm một thiên thần. – Sophie tinh nghịch.

-Em nhớ nhé, Sophie!

Cô mở to mắt nhìn chàng trai trước mắt mình, mặt thoáng đỏ. Anh ấy biết tên mình? 

-Nào, chàng trai chụp lén, giờ thì em muốn biết tên anh.

-Leo. Cũng là tên cung hoàng đạo của anh.

Một chàng trai cung sư tử. Nét mặt Sophie thoáng chau lại. Có một cái gì đó như chùng lại, đứng khựng trong cô. Cô yên lặng, rồi không nói thêm gì. 

-Em sao thế?

-À không.

Cô cười thật tươi. Hai người lại tiếp tục trò chuyện vui vẻ. Sophie quả thực rất cởi mở, cách nói chuyện của cô khiến người khác không thể không chú ý. Đã 4h chiều, uống nốt ngụm café trong cốc, Sophie cho hết sách vào balo, rồi đứng dậy.

-Bây giờ thì đến lúc làm một thiên thần rồi. Anh theo em.

Công viên không đông đúc như mọi khi. Có lẽ vì tuyết rơi nhiều quá. Thật may, chiếc xích đu hôm nay không có ai chơi. Sophie chạy lại gần, leo lên, rồi tung chiếc xích đu.  

-Anh lên đi, hay là anh vẫn cần một đôi cánh? Nhìn em này!

Sophie lấy đà, chiếc xích đu mỗi lúc lại lên cao hơn. Rồi cô tung người và đáp đất một cách đẹp mắt. Leo leo lên cái bên cạnh, rồi đưa người để cái xích đu chuyển động. Anh lấy đà rồi thử tung người ra như Sophie nhưng lại ngã nhoài xuống đất.

-Thì ra không phải ai cũng làm được thiên thần. – Sophie trêu chọc.

Rồi cô phá lên cười, tiếng cười trong vắt như thức tỉnh cả khu vui chơi trong mùa đông xám xịt. Hai người đùa nghịch bên cái xích đu rồi chơi trò ném tuyết. Họ cười đùa vui vẻ cứ như thể đã từng là thân thuộc, dù chỉ vừa trò chuyện với nhau đôi lần.

-Em có thích mùa đông không?

-Không.

-Tại sao? Đa số các cô gái đều nói là thích mùa đông.

-Bởi những cô gái anh quen không bị mùa đông cướp đi một nửa linh hồn.

-Ý em là?

Sophie không trả lời. Cô khẽ thở dài, phóng tầm mắt ra xa. Cái nhìn đăm chiêu, lơ đãng của cô khiến Leo lo lắng. Leo thoáng nhìn thấy nụ cười gượng gạo trên môi cô, cái nụ cười tê tái, hanh hao khó tả…Bầu trời ngày đông u ám như chính cái cảm giác của Leo lúc này. 
Là ai, ai đã lấy mất đôi cánh của em?

Trời dần sẩm tối. Sophie đứng dậy mang lại túi xách trên vai rồi quay lưng bước đi. 

-Em về đây.

-Đợi anh, anh sẽ đưa em về.
                                                           
Nhiều ngày sau đó, Leo không còn bắt gặp Sophie tung người trên chiếc xích đu trong công viên, cũng không còn thấy cô cặm cụi ngồi đọc sách trong thư viện nữa.

Anh không biết số điện thoại của cô, cũng không biết địa chỉ nhà cô ở đâu. Tất cả những gì anh biết, chỉ là một cái tên, và một đôi cánh để quên của thiên thần…
                                                        
Ngày lại ngày, mùa đông vẫn tiếp diễn. Gió vẫn rít và tuyết vẫn rơi, tiết trời Phần Lan xám xịt. Leo đẩy cánh cửa Flower Café bước vào, anh định chọn cho mình chiếc bàn trong góc cho yên tĩnh thì thấy nó đã có người ngồi. Anh đang bước lại một chiếc bàn trống thì bỗng có tiếng gọi:

-Chàng trai cung sư tử, em ở đây!

Leo quay lưng lại, thì ra, người ngồi đó chính là em – vẫn hồn nhiên, trong trẻo như lần đầu anh trông thấy.

-Lâu nay em đi đâu, anh tìm em mãi?

-Tìm em? Không dễ để tìm một thiên thần đâu anh. – Sophie cười.

Anh không biết chuyện gì đã xảy ra với cô, nhưng gặp được cô, ngắm nhìn nụ cười của cô, được nói chuyện với cô, mọi thứ khiến anh thấy an tâm hơn trước. Cô đã không biến mất, cô vẫn ở đây, ngay cạnh anh lúc này.

-Cho anh số điện thoại của em, để đề phòng có ngày em lại mất tích!

Sophie đưa tay ra định cầm lấy điện thoại trên bàn nhưng Leo đã nhanh tay hơn. Anh mở vội khóa màn hình với ý định nháy sang số điện thoại của mình.

Bất chợt, bàn tay anh ngừng lại,khuôn mặt đứng sững, anh nhìn chăm chăm vào màn hình nền của chiếc điện thoại.

-Rất giống đúng không…?

Sophie nhìn anh, khẽ nói…

8 khoảnh khắc bạn nên mỉm cười

Hãy luôn mỉm cười trước bất cứ chuyện gì, bạn nhé!

1. Lúc sắp vào phòng thi.

Bởi trong khoảnh khắc rối bời căng thẳng ấy, nụ cười sẽ khiến não của bạn tiết ra chất Endorphin làm phát sinh tình trạng hưng phấn tự nhiên, cho "bốc hơi" những căng thẳng hồi hộp không cần thiết

Nhớ ra là mọi người cũng đang trong kì thi đúng không. Vậy hãy mỉm cười khi bạn bước vào phòng thi nhé. Tớ có một thói quen khi vào phòng thi là hít một hơi thật sâu, rồi tháo... đồng hồ, đặt sang bên tay trái trước mặt. 24 này này thi môn Kinh tế chính trị rồi, nhất định phải mỉm cười rồi mới cầm bút làm bài mới được.

À, tớ còn nắm chặt cái mặt dây chuyền và tự nhủ là... "Em sẽ làm được" nữa 

2. Khi muốn mình cân đối hơn

Khi bạn cười, có rất nhiều cơ phải hoạt động, vậy là bạn đã đốt cháy được một lượng Calo nhất định rùi đấy. Chắc chắn là sẽ... eo hơn (Vô lý nhỉ, hoặc là hiệu quả không rõ ràng lắm hay sao ý, nhưng cũng cứ nên tin và mỉm cười nhiều hơn một chút)

3. Khi bạn làm cho mọi việc bung bét

Ai trong chúng ta hoàn hảo cơ chứ? Bạn cũng có thể mắc sai lầm, và người khác cũng vậy. Hãy cố mỉm cười, bạn sẽ có đủ bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện.

Tớ không biết mọi người như thế nào nhưng tớ nghĩ đây cũng là một lời khuyên đúng. Đã có lúc tớ nghĩ mình không thể tồi tệ hơn, nhưng smile một cái, "không sao đâu, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà!" có lẽ là việc duy nhất mà tớ thấy minh nên làm lúc đó.

4. Lúc mọc .. răng khôn

Tớ đang mọc 2 cái răng khôn nè... Cười phát nhỉ. 

5. Khi soi gương thấy mình "xí" quá

Nói thật là tớ soi gương nhiều, suốt ngày, và ít khi tớ thấy mình "xí quá" lắm, chỉ có không như tớ mong muốn thôi

Nhưng công nhận là một nụ cười sẽ làm gương mặt đáng yêu hơn đấy.

Vì thế lúc nào chụp ảnh cũng nói chữ "CHI" nhé, lên ảnh đảm bảo vô cùng dễ thương

6. Khi bạn cảm thấy mình đơn độc

Đối với bản thân tớ, rất nhiều lúc tớ cảm thấy mình đơn độc.

Những lúc đi học về một mình, những lúc tớ đứng trên sân thượng nhà G một mình, những lúc tớ ngồi ở những nơi kỉ niệm, khi tớ vòng vèo qua lăng Bác, Vườn Hồng rồi bắt sang đường Hoàng Diệu về nhà.

Những lúc như thế dường như cảm thấy mình lạc lõng lắm.

Chưa bao giờ tớ để ý mình có mỉm cười trong những lúc ấy hay không.

Có một điều tớ biết là khi đi trên con đường "bình yên" ấy, tớ luôn hít một hơi thật sâu, ngước mắt nhìn lên vòm cây trên đầu và ...

7. Sau một ngày "Đen toàn tập" 

Không biết mọi người sẽ làm gì?

Tớ có thói quen sẽ lôi nhật ký ra và... xả ấm ức vô đó.

Bây giờ có lẽ nên mỉm cười nữa.

8. Điều tớ thấy là quan trọng nhất: Hãy mỉm cười để nâng đỡ bạn bè. 

Hãy luôn mỉm cười nhé.