Trưa, Bệnh viện Phụ sản Hùng
Vương (Q.5, TP.HCM) đông nghẹt người. Một thai phụ trẻ rụt rè bước vào
phòng làm thủ tục nhập viện. Bối rối nói với các y tá rằng mình không
biết chữ và không thể liên lạc với chồng suốt từ sáng đến giờ rồi cô
lặng lẽ cầm tờ khai lui về dãy ghế chờ.
Cô trở nên lạc lõng giữa hàng chục thai phụ và thân nhân khác đang gấp rút điền thông tin lý lịch. Thỉnh thoảng cô lại ríu chân, hai tay ôm chặt bụng. Nhiều người đưa ánh nhìn ái ngại về phía cô, nhưng trong hoàn cảnh đó hầu như không ai đủ thời gian và sự quan tâm dành cho những người không phải thân nhân của mình.
Cô trở nên lạc lõng giữa hàng chục thai phụ và thân nhân khác đang gấp rút điền thông tin lý lịch. Thỉnh thoảng cô lại ríu chân, hai tay ôm chặt bụng. Nhiều người đưa ánh nhìn ái ngại về phía cô, nhưng trong hoàn cảnh đó hầu như không ai đủ thời gian và sự quan tâm dành cho những người không phải thân nhân của mình.
Các nhân viên tiếp nhận liên tục xoay như chong chóng giữa hàng chục lượt người nối đuôi nhau bước vào phòng. Nhưng bất ngờ một nhân viên rời khỏi bàn hướng dẫn, tiến về phía cô và nói: “Chị để tôi điền giúp”. Cô giải thích rạch ròi từng mục trong tờ khai lý lịch và ngỡ ngàng khi thấy thai phụ rơm rớm nước mắt nói mình không biết chính xác địa chỉ tạm trú hiện nay, không biết đầy đủ họ tên chồng, mập mờ cả ngày tháng năm sinh bản thân...
Giữa sự ồn ào vốn dĩ của một bệnh viện mùa cao điểm, họ ngồi đó với nhau hơn 40 phút để lấp đầy dần tờ khai lý lịch.
Khi nhiều người còn chưa hài lòng với chất lượng phục vụ tại nhiều bệnh viện lớn trong thành phố, thì việc chứng kiến cảnh đó có lẽ đã làm thay đổi nhận định cũ của không ít người có mặt ngày hôm đó. Làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, cô nhân viên y tế đã nắm chặt tay thai phụ nọ để cô bớt cảm thấy lẻ loi trước khi xuống thuyền “vượt biển” một mình.
Vậy đó, đôi khi điều kỳ diệu của cuộc sống được dệt nên từ những hành vi quan tâm nho nhỏ giữa con người với nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét về bài viết