Dù chưa bao giờ nói ra
nhưng lí do duy nhất con có mặt, tồn tại và sống một cuộc đời có ý nghĩa
của từ “ sống” trên cõi đời này chính là Mẹ!
- Hè này con được nghỉ không?
Nghe giọng nói với người ngoài thì rất đỗi bình thường ấy, nhưng là con gái của mẹ, tôi cảm nhận được có sự “ bất thường” :
- Dạ, hè này con được nghỉ cũng lâu…có chuyện gì không ah.
- Hè này… mẹ… muốn đi Hà Nội một chuyến.
Đi Hà Nội ? Mẹ tôi vốn là người phụ nữ của gia đình, đi đâu lâu một tý là bà đã đứng ngồi không yên cộng thêm vào đó bà bị say xe, từ nhỏ tôi chưa thấy bà đi đâu xa bao giờ, vậy mà giờ lại muốn đi tới tận Hà Nội không khỏi làm tôi thấp thỏm.
- Mẹ muốn ra xem anh con ăn ở ngoài đó thế nào?
Dường như đoán được sự “hoài nghi” của tôi, mẹ giải thích thêm. Nhưng lí lẽ của mẹ có thể lòe được người ngoài chứ làm sao có thể đánh lừa được đứa con gái “trời đánh” của bà chứ.
Cũng như những đứa con sinh ra trên cái rốn nghèo khó của mảnh đất “ chó ăn đá, gà ăn sỏi” này, từ khi lọt lòng đã ăn sương uống gió xứ gió lào cát trắng này nên đã tu luyện được cho chúng tôi tính tự lập rất cao. Bắt đầu lên cấp ba học trường huyện mỗi chúng tôi đã phải tự lo cuộc sống cho mình, hay nói đùa như lũ bạn đóng khố cùng là chúng tôi được “ sổng chuồng” từ thời răng sún. Với lại từ trước tới nay đi “thẩm định” chúng tôi cũng chỉ cha tôi còn mẹ tôi cũng chỉ là “thẩm định từ xa” chứ chưa bao giờ “vi hành”.
Vậy mà giờ đây mẹ tôi nói muốn “vi hành” ra xem đứa con gần 30 tuổi đã đi khắp đông tây nam bắc của bà ăn ở như thế nào không khỏi làm tôi thấp thỏm, lo lắng.
Tôi quay người lại siết nhẹ vòng tay, cảm nhận được hơi ấm từ lồng ngực mẹ, một cảm giác thân thuộc đang lan tỏa vào không gian tản mạn thấm vào da thịt mình như những ngày ấu thơ.
- Có chuyện gì phải không ạh?
….
- Mẹ đừng giấu con…
- Hè này con được nghỉ không?
Nghe giọng nói với người ngoài thì rất đỗi bình thường ấy, nhưng là con gái của mẹ, tôi cảm nhận được có sự “ bất thường” :
- Dạ, hè này con được nghỉ cũng lâu…có chuyện gì không ah.
- Hè này… mẹ… muốn đi Hà Nội một chuyến.
Đi Hà Nội ? Mẹ tôi vốn là người phụ nữ của gia đình, đi đâu lâu một tý là bà đã đứng ngồi không yên cộng thêm vào đó bà bị say xe, từ nhỏ tôi chưa thấy bà đi đâu xa bao giờ, vậy mà giờ lại muốn đi tới tận Hà Nội không khỏi làm tôi thấp thỏm.
- Mẹ muốn ra xem anh con ăn ở ngoài đó thế nào?
Dường như đoán được sự “hoài nghi” của tôi, mẹ giải thích thêm. Nhưng lí lẽ của mẹ có thể lòe được người ngoài chứ làm sao có thể đánh lừa được đứa con gái “trời đánh” của bà chứ.
Cũng như những đứa con sinh ra trên cái rốn nghèo khó của mảnh đất “ chó ăn đá, gà ăn sỏi” này, từ khi lọt lòng đã ăn sương uống gió xứ gió lào cát trắng này nên đã tu luyện được cho chúng tôi tính tự lập rất cao. Bắt đầu lên cấp ba học trường huyện mỗi chúng tôi đã phải tự lo cuộc sống cho mình, hay nói đùa như lũ bạn đóng khố cùng là chúng tôi được “ sổng chuồng” từ thời răng sún. Với lại từ trước tới nay đi “thẩm định” chúng tôi cũng chỉ cha tôi còn mẹ tôi cũng chỉ là “thẩm định từ xa” chứ chưa bao giờ “vi hành”.
Vậy mà giờ đây mẹ tôi nói muốn “vi hành” ra xem đứa con gần 30 tuổi đã đi khắp đông tây nam bắc của bà ăn ở như thế nào không khỏi làm tôi thấp thỏm, lo lắng.
Tôi quay người lại siết nhẹ vòng tay, cảm nhận được hơi ấm từ lồng ngực mẹ, một cảm giác thân thuộc đang lan tỏa vào không gian tản mạn thấm vào da thịt mình như những ngày ấu thơ.
- Có chuyện gì phải không ạh?
….
- Mẹ đừng giấu con…
Mẹ tôi - một người đàn bà chuẩn mực của gia đình thuần việt, người mà chưa lúc nào dám bỏ ra vài nghìn tiền lẻ để tạt vào quán nước bên đường làm ngụm nước để xua tan cơn khát trưa hè, người mà cả đời không dám mua cho mình một tấm áo mới, người mà chưa lúc nào dám sắm một thứ gì cho riêng mình, tất cả cuộc sống của người là lo cho chồng con. Vậy mà giờ đây, ở tuổi xế chiều của đời người, mẹ lại quyết tâm dùng số tiền tích cóp khó nhọc của một đời người nông dân đi ra cái thủ đô phồn hoa đắt đỏ để xóa nhòa vết sẹo trên cánh tay đã chai sạm vì nắng gió tháng năm ư?
Tôi sinh ra ở một miền quê nghèo của một thời kì đói quay quắt của đất nước, mà có những câu chuyện của thời kì khổ cực ấy, có những lúc ngẫu hứng kể lại đám con trẻ bây giờ, chúng cứ nghĩ là đang được nghe truyện ngụ ngôn .
Tuổi thơ tôi cũng như những đứa trẻ cùng thế hệ đi qua những ngày đói này qua ngày đói khác, đi qua từ con đồi này đi qua ngọn đồi khác. Cứ mỗi khi tới mùa, gia đình tôi lại đốt rãy chuẩn bị cho vụ mùa mới, thắp lên những hi vọng mới. Cái ngày định mệnh trong kí ức của tôi chỉ còn rơi rớt lại đám lửa lớn liếm lấy người tôi, là gương mặt hoảng hốt, là tấm thân nhỏ bé ôm chặt lấy tôi không rời, là cánh tay cháy sém không ngừng vỗ về “ không sao, không sao”.
Hôm ấy, nhà tôi đốt rãy, đáng lẽ phải làm một đứa trẻ ngoan ngoãn ngồi chờ bố mẹ xong việc rồi gọi về.Tôi lại tỏ vẻ là người lớn chạy loăng ngoăng đi đốt lửa quanh rãy, cơn gió lớn cuốn tôi vào lòng nó, trong lúc “ ngàn cân treo sợi tóc” ,với bản năng của người mẹ, mẹ đã nhảy vào biển lửa cướp lại mạng sống đứa con của người từ bàn tay thần lửa và kết quả chiến tích tôi để lại là vết sẹo hằn sâu chảy dài trên cánh tay mẹ tôi. Cánh tay ôm ngang người mẹ của tôi buông lơi vô tình bàn tay tôi chạm vào vết sẹo trên cánh tay trái của mẹ. Lòng tôi như thắt lại tim buốt nhói, hơi thở nặng nề hòa lẫn vào hơi ẩm của cơn mưa chiều làm cho dòng nước mắt mằn mặn, chan chát lăn dài trên má chạm vào khóe môi, tôi mới như bừng tỉnh. Đã là chuyện của hơn hai mươi năm trước đã là dĩ vãng xa xôi ,và với tôi nó cũng chỉ là một vệt nắng đi qua như trăm ngàn kỉ niệm tuổi thơ khác mà thôi.
Mẹ!
Con đúng là đứa con vô tâm. Là con gái vậy mà con không thể biết được tâm sự thầm kín của người, là con gái của người vậy mà từ nhỏ tới lớn con chỉ luôn biết đòi hỏi, con chỉ biết so sánh con nhà người ta thế này thế kia, con chỉ biết đòi áo đẹp, xe đẹp… và con cũng chỉ biết người đáp ứng những đòi hỏi “trên trời dưới biển” ấy chỉ có mẹ mà thôi. Đã biết bao lần con hờn dỗi, oán trách, khóc lóc khi các yêu sách của mình không được đáp ứng, để rồi con đã không biết rằng sau lưng con đã có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Là con gái mẹ nhưng con chỉ biết nghĩ cho riêng mình, chạy theo các kiểu thời trang mốt này mốt nọ, suốt ngày chỉ biết chê mẹ quê mùa, không biết cách ăn mặc như mẹ nhà bạn này bạn kia. Con mãi lo cho mình mà quên để ý rằng trong những ngày hè nóng bức , khi con khoác lên mình chiếc áo hai dây khoe làn da con gái thì mẹ của con lại mặc cái áo dài tay vừa che hết điểm cuối của vết sẹo. Để rồi, con chỉ biết trút bỏ sự sĩ diện lên mẹ khi nghe đám bạn xì xầm, chỉ trỏ, chê bai khi chúng tới nhà mình chơi.
Là con gái của người, vậy mà con đã không biết rằng vết sẹo kia không chỉ là vết sẹo in hằn một phần tuổi thơ cơ cực của con, in hằn một quãng đời khổ cực của mẹ mà còn là một nỗi ám ảnh mất mát. Vết tích ấy luôn nhắc mẹ về cái ngày kinh hoàng ấy, nỗi lo sợ thấp thỏm không yên cho những đứa con đang vật lộn giữa dòng đời còn đầy sóng gió hơn trận lửa kinh hoàng năm xưa biết bao nhiêu.
Là con gái người mà con đã không đủ “lòng thương” để hiểu nỗi lòng của người. Là con gái người, con chỉ biết nhận một cách vô điều kiện, chưa bao giờ con biết nói hai tiếng “xin lỗi” và “cảm ơn” với người.
Mẹ! Hôm nay con học hai tiếng tưởng chừng quá giản đơn ấy, mà trong lòng thật chất chứa nỗi lòng. Xin lỗi mẹ vì sự vô tâm của con và cảm ơn người đã sinh ra con trên đời và hơn hết cảm ơn người đã dành cho con một tình thươg bao dung mà con biết rằng không ai có thể trao cho con thêm một lần như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét về bài viết