Lần đầu tiên bước vào ngôi nhà lụp xụp ấy, tôi đã bảo
¨Anh ạ, em sẽ sinh con bên góc bếp này¨
Anh không nói gì, nhìn tôi kì quặc.
¨Bởi ngày xưa em cũng được sinh ra như thế¨
Cái ngày mà, ông đỡ đưa cho cha tôi một hình hài bé nhỏ. Một đứa bé gái bé bỏng được sinh ra trong góc bếp, nơi mẹ tôi chợt trở dạ chiều đông. Bà quá đau tới nỗi, cha tôi phải xếp ngay một ổ rơm cho mẹ nằm và lục đục đi gọi bác sĩ.
¨Cô gái góc bếp của tôi đây rồi¨ cha tôi sung sướng hôn lên cái trán bướng bỉnh còn đang khóc inh ỏi.
Cha hay kể, ngày xưa cha mẹ tôi yêu nhau cũng từ cái bếp này. Những ngày còn cùng nhau dạy ở trường cấp 3 huyện, sống chung khu tập thể, dùng chung bếp nấu, họ quen nhau. Mẹ bảo cha là cái oan nghiệt mẹ nhận vào.
Khi một ngày, bà vào bếp nấu ăn, thấy một đống giấy bừa bộn, bẩn thỉu, những phân và rác thì máu nóng lan lên mặt. Bà quyết phải tìm ra kẻ bẩn thỉu bừa bộn này. Sau một hồi tìm kiếm, tra khảo thì bà cũng tìm ra cha tôi, khi ông đang hì hục giặt cái quần bẩn. Ông đi cầu tiêu bị thụt chân, cả quần bẩn thỉu xú uế. Cuống quá ông mới làm liều ở cái bếp tập thể. Mẹ tôi giận lắm, không tưởng tượng được trên đời này lại có kẻ bừa bộn, cẩu thả, vô trách nhiệm. Còn cha tôi chỉ cười hì hì rồi lại lao vào tẩy rửa cái quần ống loe duy nhất.
¨Xin lỗi, mình giặt cái quần đã, mai còn phải diện đi coi chiếu bóng. Tí mình vào dọn bếp sau¨
¨Đồ trẻ con¨ rồi mẹ bỏ đi mất. Bịt mũi vào, bà dọn cho xong để còn kịp bữa cơm chiều.
Mẹ ăn xong bữa, bưng bát ra bếp, thấy than vẫn hồng. Dưới đống than đỏ, những củ khoai lang đang thơm nức mũi. Cha tôi tranh thủ lúc bếp không có ai đã mang khoai nhét vào, đền tội. Mẹ gọi cả khu ra ăn, trừ cha tôi. Từ đó họ có duyên nợ.
Tôi vẫn nhớ ngày bé khi mẹ tôi bên bếp củi thì cha tôi ngồi đọc sách. Mẹ bảo ngày xưa ghét nhau lắm mà chỉ vì mấy quyển sách chết tiệt mà thành nên duyên. Xưa cha tôi lười nhác mà láu cá. Cứ gần tới giờ cơm là mon men sang phòng mẹ, ngồi kể chuyện cho bác cùng phòng mẹ nghe. Ông kể từ Tam quốc chí sang Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà. Ông thuộc hết, thuộc như truyện đời mình. Khi kể lúc trầm lúc bổng, lôi cuốn, đến con kiến trong lỗ cũng bò ra, còn mẹ thì bò ra khỏi bếp. Sợ đứt mạch chuyện, lần nào bác Xuân cũng mời ông ở lại. Thế là ông có bữa ăn hàng ngày.
¨Thằng này có duyên kể chuyện quᨠbác vẫn gật gù như thế khi kể về cha tôi, còn mẹ tôi làm ngơ như thể chuyện hay không lay động nổi.
Rồi từ phòng tới bếp. Cha tôi bắt đầu mang tới những tiểu thuyết, ngồi đọc cho mẹ nghe khi bà nấu cơm. Họ không nói nhiều chỉ nhìn nhau và những trang tiểu thuyết. Họ yêu nhau vì những trang truyện thế nên về đời thực họ không dung hòa được.
Tôi vẫn nhớ khi lên 5, anh tôi nằm ốm ở nhà. Mẹ tôi tất tưởi chạy ra chạy vào. Đợi mãi không thấy cha tôi đi mua thuốc về. Khi ông về người nồng mùi rượu mà tay trắng. Mẹ tôi mang hết cái bực tức ra gào xé người cha ham chơi vô tâm. Đó là lần tiên, cha cầm cả mâm bát vứt ra trước hiên nhà. Tôi nghe tiếng loảng xoảng thì sợ hãi cứ khóc ré lên không thôi. Đêm ấy cha đi miết. Sớm mai ông mang về thuốc cùng một nụ cười đền tội.
Từ đó không bao giờ có một trận cãi nhau nào nữa. Họ sống độc lập trong hai thế giới riêng, không va chạm. Cha tôi vẫn đọc truyện, nhưng không thành tiếng. Mẹ tôi vẫn làm bếp, nhưng không còn những món nhậu. Trong bếp, những bữa cơm gia đình vội vàng. Điều đó đẩy cha đi xa. Ông chọn cho mình một công việc ở xa gia đình hàng trăm cây số. Để hàng tuần, rồi hàng tháng, hàng quí, hàng năm ông mới về. Mỗi lần mang rất nhiều quà cho tôi, cho anh tôi, còn mẹ thường là đồ dùng làm bếp. Tôi biết ở nơi đó ông có ngồi trong một cái bếp khác, nhưng mỗi lần về bên bếp của mẹ, ông vẫn khen ¨Bếp của mẹ mày là nhất, là nhất¨.
Cái bếp có lẽ là nơi chứa đựng nhiều bí mật nhất trên đời. Ngày còn dùng bếp than, nhà tôi có cả khoang chứa củi nhóm. Tôi hay lê la giấu đồ chơi ở đó trêu tức anh. Ở đó, anh em tôi đánh nhau, nhưng cũng cùng nhau chia miếng bánh. Ở đó, tôi tìm thấy hộp đựng tiền. Nhờ vậy mẹ phát hiện ra bố lén cất của riêng. Vài lần khác, tôi lôi ra nhóc những gói đồ ăn trong góc. Chúng tôi ăn mà không biết đó là đồ vặt ông mua cho bà khi bà ốm. Khi nghèo đến người già cũng ích kỉ. Mẹ tôi sau này biết chuyện đã giận ông bà lắm. Tôi thấy mẹ ngồi khóc trong bếp, rồi bà ôm tôi vào lòng. Mẹ tôi hiếm khi thể hiện tình cảm. Nhưng khi đó, tôi thấy sợi dây vô hình ràng buộc giữa tôi, bà, và cái bếp
Khi chuyện đó xảy ra thì tôi xa lánh hẳn cái góc trốn của mình. Đó là khi tôi lên 6, tôi có một vài của cải cho búp bê của mình, tôi giấu biệt trong góc bếp. Con nhóc em họ ranh ma tìm ra, mang về làm của riêng nó. Tôi kiện cáo lên ông bà, để phải ấm ức ¨Cháu mới là người có lỗi, cháu đã tạo ra một kẻ cắp trong nhà¨. Sự ích kỉ vô tình có thể gây nên lòng tham từ kẻ khác. Tôi chối từ ra vào lại cái chốn kì dị của riêng mình.
Năm 18, tôi thi trượt đại học. Khi biết tin tôi cũng chẳng sốc, tôi biết chuyện nó phải vậy. Tôi chỉ biết việc đầu tiên nên làm là chạy trốn khỏi gia đình. Tôi gọi xe ôm về quê. Từ ngày ông bà tôi mất, nhà trống hươ và cái bếp lạnh tanh. Tôi lấy trấu, vỏ dừa thổi lên một nhúm lửa. Khói bay lên tùm lum làm tôi cay mắt. Tôi cứ ngồi thế khóc mãi, đến cạn kiệt thì thôi.
Sẩm tối, tôi trở về nhà. Nhà tối thui và lạnh te. Mẹ tôi nằm co trên giường. Mẹ yên ắng như người chết rồi. Anh tôi đang đọc sách. Mỗi lần về nghỉ hè anh toàn như vậy, giống y như cha tôi. Còn cha, ông ở nơi nào xa lắm. Tôi muốn chạy tới ngủ vục trên chân ông như ngày bé mà không được. Căn nhà rộng mà một góc cho riêng mình cũng không có. Tôi vào bếp, ngồi lọt thỏm trong cái khoang đựng bình ga. Từ khi nhà dùng bình ga, chưa bao giờ cha cho tôi lại gần vì sợ nguy hiểm. Cái thân hình còm nhom, mỏng dẹt khiến tôi dễ luồn vào, tôi ngồi tựa vào bình và chỉ mong nó phát nổ. Nó yên ắng, cả căn nhà không tiếng động.
Mẹ tôi đặt kênh cả điện thoại, để không phải chịu sự tra hỏi của họ hàng. Bà cứ nằm thế từ đêm đến sáng. Lần đầu tiên bếp không đỏ lửa. Anh trai tôi thi thoảng mang đến cho tôi nước uống. Mỗi lần mang tới, anh lại khẽ đụng vào bàn tay tôi như thể nói ¨Sẽ ổn thôi¨. Anh úp mì rồi đi ngủ. Tôi biết ơn sự im lặng của anh.
Sáng mai tôi tỉnh dậy, thấy ánh sáng đã len qua khung cửa sắt. Anh tôi mở cửa ra, qua gọi cô bạn mẹ để lôi bà dậy. Tôi được kéo ra khỏi nơi ẩn nấp của mình rất nhẹ nhàng. Tôi kiệt sức với không khí nặng nè, nó làm lồng ngực của tôi chật cứng, không thở được. Tôi cũng không biết mình đã ngủ trong bao lâu, nhưng khi tỉnh dậy đã thấy bếp sáng đèn. Mẹ tôi lặng lẽ như bóng ma, bà làm ảo thuật với đống nồi niêu. Chúng tôi lại ăn cơm trong ánh đèn tù mù, không ai nói với ai câu nào. Tôi thấy sợ chính bản thân mình, đã bao nhiêu năm tôi ngồi trong căn bếp này ăn cùng mẹ. Chỉ có 2 người đàn bà đối mặt, làm sao tôi có thể làm được điều đó lâu vậy. Ai biết có ngày nào đó, bà sẽ hạ độc đứa con ngu dốt của mình.
Cha về. Đó là cả một sự kiện. Ông cứu tôi ra khỏi cái thế giới không tiếng động. Tôi cứ ôm lấy ông và khóc. Ông không còn mang quà, ông mang về đống tài liệu về những trung cấp, cao đẳng, những ngã rẽ mới cho đời tôi. Mẹ tôi không phản đối, không đồng ý. Bà buông xuôi với ý nghĩ ¨lần đầu tiên trong họ có kẻ trượt đại học¨. Tôi lao đi, phải xa rời căn bếp của mẹ, tới một thành phố mới.
Tôi có cho mình một căn phòng 10m2 với cái bếp ga du lịch. Căn bếp sơ sài nhưng có người ngồi đó. Anh đến trong mọi bữa cơm trưa, để tôi phải tất tả chạy nắng từ trường về. Bữa tối anh còn phải về lo cho tụi nhỏ. Thỉnh thoảng tôi có gặp vợ anh trong những buổi chợ chiều. Chị có khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt trũng sâu, đang tất bật dọn hàng. Tôi thấy có lỗi khi cái áo mình mặc hóa ra là từ gian hàng ấy. Anh giận chị chưa bao giờ lo được một bữa cơm. Tôi giận anh tìm tới tôi vì cái bếp.
Ngày anh dọn đến ở, tôi bảo ¨Cha mẹ sẽ từ em¨
¨Em cần họ thế cơ ਠanh hỏi. Thế là tôi bị thuyết phục. Tôi cũng chẳng cần biết họ hay người đời sẽ nghĩ gì nữa. Tôi cũng không nghĩ mình yêu anh nhiều. Nhưng tôi có một cái bếp và anh là người đầu tiên bước chân vào.
Mùa xuân năm ấy, tôi chuyển lên vùng cao dạy học. Chúng tôi cùng đi. Tôi chọn nơi xa xôi ấy không phải để tránh tiếng chửi của người đời. Chỉ vì trong ánh chiều, tôi thấy khói lam hắt lên từ những mái nhà. Cả bản làng, bếp rực lửa mọi nơi. Tôi ngửi thấy mùi ngai ngái của rơm, của tro. Khói mịt mù như ngày cả khu tập thể lôi bếp than ra cùng nhau hì hục quạt. Tôi cay cay sống mũi, biên thư về ¨Cha ạ, con tìm được góc bếp trú chân¨
Sưu Tầm
¨Anh ạ, em sẽ sinh con bên góc bếp này¨
Anh không nói gì, nhìn tôi kì quặc.
¨Bởi ngày xưa em cũng được sinh ra như thế¨
Cái ngày mà, ông đỡ đưa cho cha tôi một hình hài bé nhỏ. Một đứa bé gái bé bỏng được sinh ra trong góc bếp, nơi mẹ tôi chợt trở dạ chiều đông. Bà quá đau tới nỗi, cha tôi phải xếp ngay một ổ rơm cho mẹ nằm và lục đục đi gọi bác sĩ.
¨Cô gái góc bếp của tôi đây rồi¨ cha tôi sung sướng hôn lên cái trán bướng bỉnh còn đang khóc inh ỏi.
Cha hay kể, ngày xưa cha mẹ tôi yêu nhau cũng từ cái bếp này. Những ngày còn cùng nhau dạy ở trường cấp 3 huyện, sống chung khu tập thể, dùng chung bếp nấu, họ quen nhau. Mẹ bảo cha là cái oan nghiệt mẹ nhận vào.
Khi một ngày, bà vào bếp nấu ăn, thấy một đống giấy bừa bộn, bẩn thỉu, những phân và rác thì máu nóng lan lên mặt. Bà quyết phải tìm ra kẻ bẩn thỉu bừa bộn này. Sau một hồi tìm kiếm, tra khảo thì bà cũng tìm ra cha tôi, khi ông đang hì hục giặt cái quần bẩn. Ông đi cầu tiêu bị thụt chân, cả quần bẩn thỉu xú uế. Cuống quá ông mới làm liều ở cái bếp tập thể. Mẹ tôi giận lắm, không tưởng tượng được trên đời này lại có kẻ bừa bộn, cẩu thả, vô trách nhiệm. Còn cha tôi chỉ cười hì hì rồi lại lao vào tẩy rửa cái quần ống loe duy nhất.
¨Xin lỗi, mình giặt cái quần đã, mai còn phải diện đi coi chiếu bóng. Tí mình vào dọn bếp sau¨
¨Đồ trẻ con¨ rồi mẹ bỏ đi mất. Bịt mũi vào, bà dọn cho xong để còn kịp bữa cơm chiều.
Mẹ ăn xong bữa, bưng bát ra bếp, thấy than vẫn hồng. Dưới đống than đỏ, những củ khoai lang đang thơm nức mũi. Cha tôi tranh thủ lúc bếp không có ai đã mang khoai nhét vào, đền tội. Mẹ gọi cả khu ra ăn, trừ cha tôi. Từ đó họ có duyên nợ.
Tôi vẫn nhớ ngày bé khi mẹ tôi bên bếp củi thì cha tôi ngồi đọc sách. Mẹ bảo ngày xưa ghét nhau lắm mà chỉ vì mấy quyển sách chết tiệt mà thành nên duyên. Xưa cha tôi lười nhác mà láu cá. Cứ gần tới giờ cơm là mon men sang phòng mẹ, ngồi kể chuyện cho bác cùng phòng mẹ nghe. Ông kể từ Tam quốc chí sang Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà. Ông thuộc hết, thuộc như truyện đời mình. Khi kể lúc trầm lúc bổng, lôi cuốn, đến con kiến trong lỗ cũng bò ra, còn mẹ thì bò ra khỏi bếp. Sợ đứt mạch chuyện, lần nào bác Xuân cũng mời ông ở lại. Thế là ông có bữa ăn hàng ngày.
¨Thằng này có duyên kể chuyện quᨠbác vẫn gật gù như thế khi kể về cha tôi, còn mẹ tôi làm ngơ như thể chuyện hay không lay động nổi.
Rồi từ phòng tới bếp. Cha tôi bắt đầu mang tới những tiểu thuyết, ngồi đọc cho mẹ nghe khi bà nấu cơm. Họ không nói nhiều chỉ nhìn nhau và những trang tiểu thuyết. Họ yêu nhau vì những trang truyện thế nên về đời thực họ không dung hòa được.
Tôi vẫn nhớ khi lên 5, anh tôi nằm ốm ở nhà. Mẹ tôi tất tưởi chạy ra chạy vào. Đợi mãi không thấy cha tôi đi mua thuốc về. Khi ông về người nồng mùi rượu mà tay trắng. Mẹ tôi mang hết cái bực tức ra gào xé người cha ham chơi vô tâm. Đó là lần tiên, cha cầm cả mâm bát vứt ra trước hiên nhà. Tôi nghe tiếng loảng xoảng thì sợ hãi cứ khóc ré lên không thôi. Đêm ấy cha đi miết. Sớm mai ông mang về thuốc cùng một nụ cười đền tội.
Từ đó không bao giờ có một trận cãi nhau nào nữa. Họ sống độc lập trong hai thế giới riêng, không va chạm. Cha tôi vẫn đọc truyện, nhưng không thành tiếng. Mẹ tôi vẫn làm bếp, nhưng không còn những món nhậu. Trong bếp, những bữa cơm gia đình vội vàng. Điều đó đẩy cha đi xa. Ông chọn cho mình một công việc ở xa gia đình hàng trăm cây số. Để hàng tuần, rồi hàng tháng, hàng quí, hàng năm ông mới về. Mỗi lần mang rất nhiều quà cho tôi, cho anh tôi, còn mẹ thường là đồ dùng làm bếp. Tôi biết ở nơi đó ông có ngồi trong một cái bếp khác, nhưng mỗi lần về bên bếp của mẹ, ông vẫn khen ¨Bếp của mẹ mày là nhất, là nhất¨.
Cái bếp có lẽ là nơi chứa đựng nhiều bí mật nhất trên đời. Ngày còn dùng bếp than, nhà tôi có cả khoang chứa củi nhóm. Tôi hay lê la giấu đồ chơi ở đó trêu tức anh. Ở đó, anh em tôi đánh nhau, nhưng cũng cùng nhau chia miếng bánh. Ở đó, tôi tìm thấy hộp đựng tiền. Nhờ vậy mẹ phát hiện ra bố lén cất của riêng. Vài lần khác, tôi lôi ra nhóc những gói đồ ăn trong góc. Chúng tôi ăn mà không biết đó là đồ vặt ông mua cho bà khi bà ốm. Khi nghèo đến người già cũng ích kỉ. Mẹ tôi sau này biết chuyện đã giận ông bà lắm. Tôi thấy mẹ ngồi khóc trong bếp, rồi bà ôm tôi vào lòng. Mẹ tôi hiếm khi thể hiện tình cảm. Nhưng khi đó, tôi thấy sợi dây vô hình ràng buộc giữa tôi, bà, và cái bếp
Khi chuyện đó xảy ra thì tôi xa lánh hẳn cái góc trốn của mình. Đó là khi tôi lên 6, tôi có một vài của cải cho búp bê của mình, tôi giấu biệt trong góc bếp. Con nhóc em họ ranh ma tìm ra, mang về làm của riêng nó. Tôi kiện cáo lên ông bà, để phải ấm ức ¨Cháu mới là người có lỗi, cháu đã tạo ra một kẻ cắp trong nhà¨. Sự ích kỉ vô tình có thể gây nên lòng tham từ kẻ khác. Tôi chối từ ra vào lại cái chốn kì dị của riêng mình.
Năm 18, tôi thi trượt đại học. Khi biết tin tôi cũng chẳng sốc, tôi biết chuyện nó phải vậy. Tôi chỉ biết việc đầu tiên nên làm là chạy trốn khỏi gia đình. Tôi gọi xe ôm về quê. Từ ngày ông bà tôi mất, nhà trống hươ và cái bếp lạnh tanh. Tôi lấy trấu, vỏ dừa thổi lên một nhúm lửa. Khói bay lên tùm lum làm tôi cay mắt. Tôi cứ ngồi thế khóc mãi, đến cạn kiệt thì thôi.
Sẩm tối, tôi trở về nhà. Nhà tối thui và lạnh te. Mẹ tôi nằm co trên giường. Mẹ yên ắng như người chết rồi. Anh tôi đang đọc sách. Mỗi lần về nghỉ hè anh toàn như vậy, giống y như cha tôi. Còn cha, ông ở nơi nào xa lắm. Tôi muốn chạy tới ngủ vục trên chân ông như ngày bé mà không được. Căn nhà rộng mà một góc cho riêng mình cũng không có. Tôi vào bếp, ngồi lọt thỏm trong cái khoang đựng bình ga. Từ khi nhà dùng bình ga, chưa bao giờ cha cho tôi lại gần vì sợ nguy hiểm. Cái thân hình còm nhom, mỏng dẹt khiến tôi dễ luồn vào, tôi ngồi tựa vào bình và chỉ mong nó phát nổ. Nó yên ắng, cả căn nhà không tiếng động.
Mẹ tôi đặt kênh cả điện thoại, để không phải chịu sự tra hỏi của họ hàng. Bà cứ nằm thế từ đêm đến sáng. Lần đầu tiên bếp không đỏ lửa. Anh trai tôi thi thoảng mang đến cho tôi nước uống. Mỗi lần mang tới, anh lại khẽ đụng vào bàn tay tôi như thể nói ¨Sẽ ổn thôi¨. Anh úp mì rồi đi ngủ. Tôi biết ơn sự im lặng của anh.
Sáng mai tôi tỉnh dậy, thấy ánh sáng đã len qua khung cửa sắt. Anh tôi mở cửa ra, qua gọi cô bạn mẹ để lôi bà dậy. Tôi được kéo ra khỏi nơi ẩn nấp của mình rất nhẹ nhàng. Tôi kiệt sức với không khí nặng nè, nó làm lồng ngực của tôi chật cứng, không thở được. Tôi cũng không biết mình đã ngủ trong bao lâu, nhưng khi tỉnh dậy đã thấy bếp sáng đèn. Mẹ tôi lặng lẽ như bóng ma, bà làm ảo thuật với đống nồi niêu. Chúng tôi lại ăn cơm trong ánh đèn tù mù, không ai nói với ai câu nào. Tôi thấy sợ chính bản thân mình, đã bao nhiêu năm tôi ngồi trong căn bếp này ăn cùng mẹ. Chỉ có 2 người đàn bà đối mặt, làm sao tôi có thể làm được điều đó lâu vậy. Ai biết có ngày nào đó, bà sẽ hạ độc đứa con ngu dốt của mình.
Cha về. Đó là cả một sự kiện. Ông cứu tôi ra khỏi cái thế giới không tiếng động. Tôi cứ ôm lấy ông và khóc. Ông không còn mang quà, ông mang về đống tài liệu về những trung cấp, cao đẳng, những ngã rẽ mới cho đời tôi. Mẹ tôi không phản đối, không đồng ý. Bà buông xuôi với ý nghĩ ¨lần đầu tiên trong họ có kẻ trượt đại học¨. Tôi lao đi, phải xa rời căn bếp của mẹ, tới một thành phố mới.
Tôi có cho mình một căn phòng 10m2 với cái bếp ga du lịch. Căn bếp sơ sài nhưng có người ngồi đó. Anh đến trong mọi bữa cơm trưa, để tôi phải tất tả chạy nắng từ trường về. Bữa tối anh còn phải về lo cho tụi nhỏ. Thỉnh thoảng tôi có gặp vợ anh trong những buổi chợ chiều. Chị có khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt trũng sâu, đang tất bật dọn hàng. Tôi thấy có lỗi khi cái áo mình mặc hóa ra là từ gian hàng ấy. Anh giận chị chưa bao giờ lo được một bữa cơm. Tôi giận anh tìm tới tôi vì cái bếp.
Ngày anh dọn đến ở, tôi bảo ¨Cha mẹ sẽ từ em¨
¨Em cần họ thế cơ ਠanh hỏi. Thế là tôi bị thuyết phục. Tôi cũng chẳng cần biết họ hay người đời sẽ nghĩ gì nữa. Tôi cũng không nghĩ mình yêu anh nhiều. Nhưng tôi có một cái bếp và anh là người đầu tiên bước chân vào.
Mùa xuân năm ấy, tôi chuyển lên vùng cao dạy học. Chúng tôi cùng đi. Tôi chọn nơi xa xôi ấy không phải để tránh tiếng chửi của người đời. Chỉ vì trong ánh chiều, tôi thấy khói lam hắt lên từ những mái nhà. Cả bản làng, bếp rực lửa mọi nơi. Tôi ngửi thấy mùi ngai ngái của rơm, của tro. Khói mịt mù như ngày cả khu tập thể lôi bếp than ra cùng nhau hì hục quạt. Tôi cay cay sống mũi, biên thư về ¨Cha ạ, con tìm được góc bếp trú chân¨
Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét về bài viết