Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Lấy vợ nhà quê, tôi không thèm ăn thứ mẹ vợ nấu

Tôi cũng thấy sợ vợ là gái tỉnh lẻ rồi đây, nếu cho tôi chọn nữa tôi không bao giờ lấy con gái tỉnh lẻ. Lấy gái Hà Nội xấu tý nhưng còn đỡ phiền toái hơn lấy gái quê.

Tôi đảm bảo người ném đá chị Võ Hảo hay anh Hoàng Mạnh Hùng trong 2 bài tâm sự rất thật Ế vợ tôi cũng không lấy con gái tỉnh lẻ  Tôi, gái Hà Nội thề kiếp sau không lấy chồng tỉnh lẻ chỉ là những kẻ tự ái vặt và không ở trong hoàn cảnh của chúng tôi.
Tôi cũng là một chàng trai phố nhiều đời, bố mẹ tôi đều sống ở thành phố Hải Dương sau đó năm 1960 các cụ lên Hà Nội ở. Cả họ đều chuyển lên phố nên tôi coi như không biết gì về quê nữa.

32 tuổi, tôi được dì tôi làm mai cho một cô sinh viên mới ra trường. Cô ấy xinh xắn, da trắng, tóc dài đậm chất thôn nữ. Ban đầu tôi không có cảm tình lắm vì nhìn có xinh nhưng quê đến vài cục chứ không còn 1 cục như các cụ nói.

Nhưng bố mẹ tôi thì thích cô ấy vì thùy mị, nết na. Vậy là tôi chiều lòng ông bà từ Hà Nội về Quỳnh Phụ, Thái Bình để cưới vợ. 6 năm lấy vợ quê mà tôi cứ ngỡ là đã 20 năm rồi. Với tôi mọi thứ đều bất tiện và thấy phiền hà lắm.
Về quê vợ tôi chỉ thấy chỗ nào cũng bẩn và hôi thối.
Về quê vợ tôi chỉ thấy chỗ nào cũng bẩn và hôi thối.
Mỗi lần về quê vợ, tôi cảm thấy như bị tra tấn và không muốn về. Vợ tôi biết chồng ghét quê nên không ép tôi nhưng bố mẹ tôi thì lại muốn con rể quan tâm tới gia đình nhà vợ nhiều hơn nên tôi đành nghe lời các cụ thi thoảng cũng phải về thăm.

Tôi vốn sống ở thành phố từ bé, chưa bao giờ về quê. Nếu có đi công tác thì cũng chỉ về đến các thành phố thị xã. Lần đầu về vùng nông thôn, tôi đã thấy chán ngấy. Đường đất thì xóc, phân trâu, phân bò và cái mùi hôi thối từ chăn nuôi thải ra thì khỏi phải nói.

Mang tiếng về nông thôn mà không khí chẳng trong lành tý nào cả. Tôi chỉ thấy mùi hôi từ các cống nước. Cái mùi hôi đặc trưng của ngành chăn nuôi.
Về nhà vợ thì sân rộng đấy nhưng phân gà, phân vịt thì bừa phứa. Mỗi khi bước chân tôi phải khéo léo lách nhẹ không dẫm chân vào ngay.

Có lẽ, cái tôi kinh nhất ở quê là các món ăn. Ngày giỗ hay có đám cưới tôi hầu như không dám ăn, uống.
Thậm chí tôi đều mang bánh mì từ Hà Nội về hoặc vợ tôi biết ý mang theo ít đồ ăn về. Nếu không mang về thì cô ấy phải trực tiếp đi nấu ăn tôi mới dám ăn.

Những cái cảnh người ngồi ăn, gà vịt vây quanh là bình thường. Những lúc đó, tôi chẳng nuốt nổi.

Các món ăn quê vợ, tôi sợ nhất là nấu chưa bao giờ chín kỹ. Gà luộc vẫn còn đỏ, mọi người ăn khen ngọt và ngon.
Rau luộc hay món canh nào nhìn tinh vẫn thấy côn trùng dính vào lá rau. Vì lý do ăn uống khiến tôi ghê ghê khi về quê vợ và thấy thật sự bất tiện.
Cũng giống nhiều gia đình khác, người nhà của vợcũng thường xuyên lên nhờ vả gia đình tôi từ chuyện xin việc cho đến chuyện ăn nhờ, ở đậu vài hôm. Bố mẹ tôi thì dễ tính không nói nhưng tôi thấy phiền hà cho cả gia đình quá. Các cụ đã về hưu còn phải đèo bòng cho nhà con dâu nữa sao.

Mẹ vợ tôi lên Hà Nội thăm con cháu có nấu cơm tôi cũng không nuốt nổi. Hôm thì bà nấu mặn, hôm thì bà nấu nhạt thậm chí bà xào thịt bò cho nó dai quách ra. Từ món bắp bò bà biến thành món thịt trâu già.

Mẹ vợ tôi lau nhà, tôi đều bắt vợ lau lại vì vẫn còn vết ố bẩn. Nước mắm ăn thừa bà cũng giữ lại để nhà hôi nực lên. Nói chung tôi thấy ở nhà quê ai cũng thế. Họ tằn tiện quen rồi nên làm gì cũng bẩn cả.

Còn một lý do tôi ghét nhất khi lấy vợ tỉnh lẻ đó là người làng vợ ăn trầu. Khỏi phải nói, ăn trầu bẩn kinh khủng và các cụ cứ vô tư nhổ nước, nhè bã ra khắp nơi. Tôi nhìn thấy khỏi muốn ăn gì luôn.

Còn nhiều lý do tôi không nói ra hết được nhưng tôi khuyên nếu là đàn ông Hà Nội chẳng dại gì mà lấy vợ nhà quê. Khi yêu thì cảm thấy thế thôi chứ ở với nhau tôi mới thấy sự khác biệt giữa nông thôn và thành phố.
Vợ tôi cũng xinh nhưng cái nét quê quê của cô ấy thì không thể thay đổi. Những lúc thế này, tôi nghĩ lấy người thành phố xấu tý còn hơn.
 
  • Mạnh Tú (Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn để lại nhận xét về bài viết